Nhớ Ngày 30 Tháng Tư Năm Xưa 

Nguyễn Minh Đào

    

Giữa năm 1973 tỉnh An Giang tách ra thành hai tỉnh Long Châu Tiền và Long Châu Hà. Khi ấy tôi là phó chủ nhiệm Ban chánh trị Tỉnh đội Long Châu Tiền, cơ quan trú đóng chòm vừng sát biên giới đối diện xã Nhơn Hội, huyện An Phú. Tháng 6 năm 1974 Tỉnh đội long trọng tổ chức Đại hội chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân trong khí thế phấn khởi chưa từng có, trước những chiến thắng dồn dập của quân dân ta trên khắp chiến trường miền Nam. Mùa khô năm 1975, tình thế cách mạng biến chuyển rất nhanh, sau chiến thắng Tây Nguyên quân dân ta vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc vẽ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ngày 30 tháng 4 năm 1975.

     Ngày 1 tháng 5 năm 1975, nhóm công tác cơ quan chúng tôi cùng một đơn vị bộ đội địa phương tỉnh tiếp quản thị trấn Hồng Ngự, trong thị trấn mọi sinh hoạt của người dân vẫn bình thường. Vài hôm sau chúng tôi chuyển đến thị trấn Tân Châu –  “tỉnh lỵ” tỉnh Long Châu Tiền. Tôi cùng vài anh em tạm trú trong căn phòng khu cư xá gia đình sĩ quan chế độ cũ. Hôm nọ, nghe tiếng người phòng bên cạnh nói chuyện vừa đủ tôi “nghe lén”: “…Người ta tốt lắm, đối với dân rất vui vẻ, lể độ, không nghe họ chưỡi thề như bọn mình…”. Chúng tôi sống những ngày đầu tiên vùng mới giải phóng rợp bóng cờ đỏ sao vàng, trong “… niềm vui như đến bất ngờ. Ngày đi như trong đêm  mơ…!”. Cám ơn  nhạc sĩ Xuân Hồng nói thay tâm trạng chúng tôi và bao người khi ấy trong một ca khúc tuyệt vời!

     Từ tuổi thiếu niên, tôi chập chững dấn thân trên đường đấu tranh cách mạng. Qua hai cuộc kháng chiến cứu nước đánh Pháp, đuổi Mỹ đầy hy sinh gian khổ tôi may mắn sống sót. Ngày toàn thắng 30 tháng Tư năm 1975 tôi vinh dự được là sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Cách mạng đã thay đổi số phận cuộc đời tôi. Ngày nào còn sống, tôi luôn canh cách trong lòng món nợ ân tình đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, đối với Bác Hồ kính yêu và những người đã ngã xuống để đất nước hòa bình, an lạc như ngày nay!

       Những người từng có mặt trong cuộc trường chinh đánh giặc cứu nước năm xưa ở An Giang quê tôi, hay trên mọi miền Tổ quốc nay còn sống, mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư gợi nhớ trong lòng những kỷ niệm không thể nào quên những năm dài chiến đấu xông pha lửa đạn. Nhớ những khi nằm hầm, ngủ bụi, đói cơm, khát nước; Nhớ những trận sốt rét kinh người; những đêm hành quân xa mang vác nặng, luồng rừng, vượt núi, băng đồng; Nhớ những lúc “gồng mình” dưới trận bom pháo của quân thù… Và, nhớ thương da diết những đồng chí, đồng đội cùng mình đồng cam cộng khổ, vui buồn, ấm lạnh có nhau, sống chết bên nhau trên chiến hào, hay trên đường công tác đã ngã xuống khi tóc hãy còn xanh! 

   Hồi ấy, chúng tôi dù cầm súng chiến đấu phía trước hay công tác tuyến sau, sống trong chiến tranh đầy hy sinh gian khổ, khó khăn thiếu thốn mọi thứ, mỗi người phấn đấu giử gìn đạo đức, tư cách người chiến sĩ cách mạng, sống trong sáng, hồn nhiên, đoàn kết gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội. Những hiện tượng cá nhân vị kỷ, chia rẽ bè phái và những hành vi phi đạo đức khác hết sức xa lạ, bị lên án và đấu tranh không khoan nhượng.

     Những năm tháng đầu tiên sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, dù Đất nước vô vàn khó khăn do hệ quả chiến tranh và những sai lầm ấu trỉ trong chánh sách, khiến kinh tế - xã hội khủng hoảng, nhưng người dân vẫn nhìn người cộng sản bằng cặp mắt trọng thị. Từ sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 mở ra vận hội mới, đất nước xây dựng phát triển từng ngày, khoát trên mình bộ mặt mới, đời sống vật chất và văn hóa của người dân được cải thiện nhiều. Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, sống trong môi trường cuộc sống mới. Rất tiếc, người chiến sĩ cách mạng năm xưa có một số người không giử được mình trước những cám dổ vật chất phù phiếm, sa sút đạo đức, phẫm chất cách mạng, phát sinh và tồn tại day dẳng tệ tham những, tiêu cực trong bộ máy công quyền, cùng những tệ đoan xã hội diển biến phức tạp, làm sói mòn niềm tin của quần chúng! Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ và ngoài xã hội, nhưng xem ra những liều thuốc đặc trị đó chưa đem lại hiệu quả mong muốn! Phải chăng do chúng ta chưa mổ xẽ tận cùng căn nguyên phát sinh và tồn tại của nó, nên các liệu pháp đấu tranh chưa thích ứng?!

      Những người chiến sĩ cách mạng năm xưa nay còn sống, hầu hết tuổi cao sức yếu, trở về cuộc sống đời thường “vui thú điền viên”, vẫn thấy mình còn nặng nợ với non sông đất nước, tiếp tục cống hiến theo sức mình, làm những gì có thể góp phần xây dựng cuộc sống mới trên địa bàn dân cư, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Rất vui mừng trước những thành quả công cuộc xây dựng phát triển đất nước đạt được và đánh giá cao những nỗ lực của đội ngủ cán bộ, đảng viên đương chức kế thừa. Những mong các đồng chí cùng toàn dân tộc tiếp tục phát huy thành quả cách mạng 30 năm xưa và tinh thần ngày chiến thắng 30 tháng Tư, tiếp tục đẫy mạnh công cuộc xây dựng phát triển đất nước “Vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đem lại ấm no, hạnh phúc cho muôn dân ./-

Kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020).

N.M.Đ 

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 4-4-20