Calitoday
22-4-18

Đầy rẫy mối nguy từ những sòng Casino gần biên giới Việt Nam

Việc cán bộ Công an Nguyễn Hải Dương (SN 1985) vì cần tiền để đánh bạc ở Camphuchia nên không ngần ngại tự “biến mình” thành gián điệp khi đánh cắp những tài liệu mật của Bộ Công an rồi đem bán cho Đại sứ quán Trung Quốc. Qua đó đã cho thấy những sòng casino không chỉ làm cho người ta tán gia bại sản mà còn nguy hiểm ở chổ là nó có thể phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia…

Con số ước chừng là tầm từ khoảng gần 70 sòng casino được thành lập tại các tỉnh ở Campuchia như: Kampong Cham, Svay Rieng, Kampot… có đường biên giới giáp với các tỉnh của Việt Nam là: Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Hà Tiên…Theo Thủ tướng Campuchia-Hun Sen từng tuyên bố thì 100% sòng casino chỉ phục vụ cho người nước ngoài, không được phục vụ cho người dân Campuchia. Đây là luật nên nếu sòng casino nào vi phạm sẽ bị phạt nặng hoặc bị tước giấy phép kinh doanh. Việt Nam cũng vậy, một số tỉnh thành của Việt Nam như Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh có thành lập sòng casino nhưng không phục vụ cho người Việt Nam, chính vì điều này đã trở thành động lực cho những con bạc Việt Nam ào ạt vượt biên giới để giải “cơn khát” đỏ đen để rồi sau đó bán linh hồn và thể xác cho quỷ dữ. Hoạt động Casino và các ngành liên quan đã đem lại cho Chính phủ Campuchia một nguồn ngoại tệ lên đến hàng chục USD.

Không thể so bì với “thiên đường casino” ở Bavet, một số sòng casino ở thủ đô Phnom Pênh hoặc ở Poi Pet, chỉ có khoảng 2 sòng casino mới thành lập ở huyện Mi Mốt ở tỉnh Tbong Khmum, nằm hút trong rừng rậm nhưng hằng ngày vẫn thu hút hàng ngàn con bạc Việt Nam theo đường cửa khẩu Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sang chơi.

Chỉ cần một tấm giấy Hộ chiếu và một khoảng tiền chơi là đủ cho con bạc dù ở bất cứ thành phần xã hội nào khi bước vào sòng casino vẫn được phục vụ như “thượng khách”. Con bạc cũng không cần phòng thủ tiền ăn uống, chổ nghỉ ngơi hoặc tiền đi đường, tiền qua cửa khẩu bởi đây là phí dịch vụ được các chủ sòng casino cung cấp miễn phí, nếu con bạc nhờ cò dẫn đường, lo mọi thủ tục thì khoản tiền dịch vụ này sẽ chia một khoản cho cò để cò lo liệu.

Giá mỗi ván chơi tối thiểu mỗi ván là 50.000VND và không giới hạn giá tối đa. Đây là cuộc chơi đỏ đen nên con bạc có lúc thắng lúc thua, tuy nhiên qua trò chuyện với một số con bạc cho thấy đa phần là nhận phần thua, có người từ một đại gia sau thời gian “đốt tiền” tại những sòng casino đã trở nên trắng tay, tán gia bại sản, vợ con bỏ rơi…thậm chí có người vì muốn tiếp tục phiêu lưu đỏ đen nên phải làm con tin cho chủ sòng hòng tống tiền gia đình và người thân.

Chiếm số nhiều những sòng casino ở Campuchia và cả ở Việt Nam có chủ là người Trung Quốc, mức độ hoạt động ngày một quy mô. Ngoài việc có thể làm cho người ta tán gia bại sản thì còn nguy hiểm ở chổ là những sòng casino này ngoài mặt hoạt động bài bạc nhưng không chừng còn hoạt động tình báo bên trong để phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Như đã nói trên, việc cán bộ Công an Nguyễn Hoàng Dương vì thua bài bạc nên cam tâm làm gián điệp cho Trung Quốc bằng cách đánh cắp những tài liệu mật của Bộ Công an để rồi sau đó đem bán cho đại sứ quán Trung Quốc có trụ sở tại Campuchia cũng là điều dễ hiểu.

Báo chí Việt Nam cho biết ngày 16/04/2018, Tòa án Sài Gòn đã đưa nguyên cán bộ Công an Nguyễn Hoàng Dương ra xét xử sơ thẩm với 2 tội danh “Gián điệp” và “Cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 110 và 170 Bộ luật Hình sự 2015. Tổng hình phạt mà Hội đồng xét xử đã tuyên cho ông Dương là 8 năm tù giam.

Theo cáo trạng, ông Dương nguyên là cán bộ đội 9, phòng 3 Cục kỹ thuật nghiệp vụ I (A70) thuộc Bộ Công an đã lợi dụng thời gian nghỉ phép vào ngày 18/9/2016, đến trụ sở làm việc tại Sài Gòn sao chép các tài liệu mật được lưu trữ trong máy tính vào một đĩa CD rồi sau đó mang sang Campuchia đánh bạc.

Ông Dương có ý định nếu đánh bạc thua sẽ sử dụng những tài liệu đánh cắp này vào mục đích đe dọa các đồng nghiệp là sẽ bán cho đại sứ quán Trung Quốc và các tổ chức, báo đài nước ngoài đặng được cung cấp tiền, tiếp tục cuộc chơi.

Sau khi thua hết tiền và không thể dọa lấy thêm tiền từ các đồng nghiệp tại đơn vị nên ông Dương lên mạng tìm số điện thoại, email để liên lạc liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia để bán các tài liệu mật nhưng không thấy trả lời.

Ngày 4/10/2016, trong lúc ông Dương đến sòng bạc rút 2 triệu đồng do 1 cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Tổng cục An ninh, Bộ Công an gửi thì bị Công an Campuchia bắt giao cho Công an Việt Nam. Trên đường bị đưa về đơn vị, ông Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD.

Mức án 8 năm tù giam mà Hội đồng xét xử tuyên cho ông Dương là mức án thấp hơn đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13 đến 14 năm tù giam.

Cũng cần phải nói thêm, trong những năm qua bằng con đường du lịch, du học hoặc xuất khẩu lao động Trung Quốc tích cực đẩy mạnh công tác gián điệp để phục vụ cho mưu đồ chính trị, mộng bành trướng Bắc Kinh, là mối đe dọa của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam là nước giáp biên giới nên khó tránh khỏi.

Hoạt động thu thập thông tin tình báo của chính phủ Việt Nam hiện tại phần lớn vẫn dựa vào hai cơ quan tình báo chính là Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Tổng cục 5 trực thuộc Bộ Công an. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có nhiều tướng tá và sĩ quan cao cấp trong ngành Công an bị bắt giam, nổi bật là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị bắt với cáo buộc liên quan đến hoạt động bài bạc và rữa tiền xuyên quốc gia, gần đây nhất là vào ngày 17/04/2018, Trung tướng Phan Hữu Tuấn- cựu phó Tổng cục tình báo của Bộ Công an bị bắt với cáo buộc “làm lộ bí mật Nhà nước” liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” ở Đà Nẵng./.

QUÊ HƯƠNG