Gạo ST25 - Và chiến lược bảo hộ cho gạo Viet Nam

 Lê Minh Hải

 

 

 

        Giống gạo ST25 là sản phẩm được anh hùng lao động kỹ sư Hồ Quang Cua trải qua 20 năm tìm kiếm sau đó lai tạo từ các giống lúa khác nhau. Từ năm 2008 đến nay liên tục được cải tiến qua từng năm để cho ra giống ST24 và ST25.  Theo lời kể của bác Hồ Quang Cua cho biết hai giống gạo được công nhận về chất lượng bời Việt Nam và quốc tế và có tính khả thi khi đưa vào sản xuất rộng [1][2] .Hiện nay thương hiệu Gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Mỹ.

 

Ai cũng thấy là việc mất đi một thương hiệu gạo nổi tiếng ở một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Mọi nỗ lực dồn vào việc lấy lại tên thương hiệu cho gạo ST25 sản xuất từ lúa ST25. Vấn đề ở đây là nếu chúng ta bảo hộ được thương hiệu gạo đó thì sẽ giải quyết được chuyện gì?

 

Các nước khác như Ấn Độ, Thái Lan nếu có được giống lúa ST25 trồng trên đất của họ thì họ hoàn toàn có quyền gọi gạo của họ sản xuất từ giống lúa ST25 gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Điều này dẫn đến việc hưởng lợi từ thương hiệu gạo ST25 không cao và người hưởng lợi có thể không phải là kỹ sư Hồ Quang Cua  hay Việt Nam.

 

Nhìn ra thế giới hiện nay, chúng ta có thể học hỏi cách các nước châu Âu đã bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm thực phẩm để đạt lợi ích tối đa cho quốc gia và cho người dân.

 

       Rượu Sâm banh (Champagne) được liên minh châu Âu bảo vệ riêng cho rượu sản xuất tại vùng Champagne của Pháp. Các vùng khác sản xuất sẽ không được phép gọi là Champagne.

       Rượu vang Rioja  (Dominacion Origen ) được liên minh châu Âu bảo vệ riêng cho rượu sản xuất tại vùng Rioja của Tây Ban Nha.

       Đùi lợn đen muối ( Jamon Iberico Bellota) của vùng DEHESA DE EXTREMADURA tại tây ban nha được bảo vệ theo tên địa danh. Lợn ăn hạt sồi vùng Extremadura có thịt ngọt và thơm ngon nhất tại Tây Ban Nha.

       Starbuck sử dụng chỉ dẫn địa lý để bán cà phê xay sẵn với giá cao hơn so với cà phê thường.

 

          Hầu hết các nước chỉ bảo vệ cho cho địa danh sản xuất chứ không bảo vệ cho tên gọi loài hoặc giống đều có lý do của nó. Một trong các lý do đó là:

 

-         Cùng giống lúa ST25 nếu sản xuất tại các địa phương khác nhau và thổ nhưỡng khác nhau sẽ cho ra chất lượng khác nhau. Nếu Việt Nam yêu cầu bảo vệ thương hiệu gạo ST25 sẽ dẫn đến mất thương hiệu do cùng gạo ST25 nhưng không có chất lượng đồng đều. Người tiêu dùng thấy chất lượng không đồng đều sẽ không bao giờ ghi nhớ được thương hiệu.

-         Gạo ST25 chỉ sản xuất tại Sóc Trăng mới cho hương vị thơm ngon đặc trưng. Vì vậy thương hiệu nên bảo vệ ở đây là gạo Sóc Trăng ST25. Diện tích tỉnh Sóc Trăng có hạn nên số lượng sản xuất sẽ bị giới hạn, vì giới hạn nên thương hiệu sẽ có giá trị hơn.

-         Bảo vệ thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý sẽ nhận được thêm lợi ích về du lịch cho địa phương nhận bảo hộ.

-         Bảo vệ thương hiệu theo chỉ dẫn địa lý giúp chính người dân của địa phương đó được hưởng lợi thay vì những người ở địa phương khác muốn sao chép hoặc cạnh tranh bằng sản phẩm tương tự. Thêm vào đó các thế hệ sau của địa phương sẽ ý thức được và duy trì chất lượng sản phẩm tốt.

 

 

          Xét về các yếu tố được hưởng lợi bên trên thì bên chịu trách nhiệm đăng ký nên là địa phương hoặc hiệp hội doanh nghiệp địa phương vì họ sẽ nhận được lợi ích trực tiếp từ việc đăng ký chỉ dẫn thương hiệu địa lý. Kỹ sư Hồ Quang Cua đã làm tốt chuyên môn của ông là nghiên cứu giống lúa thì doanh nghiệp hoặc chính quyền địa phương cũng nên làm tốt việc của mình là bảo vệ thương hiệu của địa phương mình.

 

Lê Minh Hải.

 

  1. https://tuoitre.vn/cha-de-gao-st25-giai-bay-chuyen-di-thi-20210421094230374.htm

  2. https://www.thesaigontimes.vn/315572/gao-st25-bi-4-doanh-nghiep-ngoai-dang-ky-bao-ho-thuong-hieu-o-my.html