Chính trị gia tự thân Suga - Ứng viên Thủ tướng thay Abe

 

Archivu (Kyoto)

 

Nếu Abe là siêu chính trị gia xuất thân từ gia đình có truyền thống thì Suga là một siêu chính trị gia tự thân.

Suga sinh ra trong một gia đình nông dân tại một vùng hẻo lánh tỉnh Akita phía bắc Tokyo. Sau khi tốt nghiệp PTTH ông chuyển đến Tokyo năm 1973 và học tại trường có mức học phí rẻ nhất là đại học Hosei. Suga đồng thời làm việc tại nhà máy đóng hộp bìa để trang trải cuộc sống thời sinh viên.

Gia đình không có truyền thống và mối liên hệ nào với chính trị nên ông đã đến trung tâm hướng nghiệp của trường đại học của mình, tìm kiếm sự giới thiệu và con đường chính trị bắt đầu từ đó.

Phong cách vận động tranh cử "ở góc phố" của ông đã được ghi nhận là đã giữ được ghế của ông trong cuộc tổng tuyển cử năm 2009, khi nhiều nhà lập pháp LDP khác mất ghế trong bối cảnh gia tăng ủng hộ Đảng Dân chủ Nhật Bản.

Suga thân thiết với Shinzo Abe trong cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, và thúc giục Abe tranh cử chức chủ tịch LDP vào năm 2012. Không giống như nhiều đồng minh khác của Abe, Suga đã thúc đẩy Abe tập trung vào kinh tế hơn là tham vọng lâu nay của Abe là sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp.

Quan điểm và lập trường chính trị của Suga khác hẳn với những người thân tín và đồng minh chính trị điển hình của Abe. Ông là một người theo chủ nghĩa thực dụng cứng rắn, là nhân tố chính khiến Abe chuyển từ tập trung vào việc thay đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật Bản để khởi động nền kinh tế quốc gia.

Năm 2006, khi Shinzo Abe bị hầu hết các thành viên của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền cho rằng còn quá trẻ để đảm đương công việc hàng đầu, Yoshihide Suga đã thành lập một nhóm các nhà lập pháp để ủng hộ nỗ lực của ông trong việc lãnh đạo đảng và quốc gia.

 Khi Abe trở thành thủ tướng vào tháng 9 năm đó, Suga được bổ nhiệm làm bộ trưởng nội vụ và truyền thông. Sau khi Abe từ chức thủ tướng chỉ một năm sau đó, chính Suga là người đã khuyến khích Abe quay trở lại.

Sử dụng số phiếu thăm dò và các dữ liệu khác, Suga thuyết phục Abe rằng anh có thể giành chiến thắng. Cuối cùng, ông đã thành công trong việc thuyết phục Abe tái tranh cử trong cuộc bầu cử lãnh đạo LDP, Abe thắng cử trong đảng và làm thủ tướng Nhật trong suốt thời gian dài cho đến khi tuyên bố từ chức hôm thứ Sáu tuần trước ngày 28/8/2020.

Hiện Yoshihide Suga, Chánh văn phòng nội các liên tục giữ chức vụ lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đang ở vị trí quan trọng để kế nhiệm Shinzo Abe làm thủ tướng của đất nước.

Suga thực hiện 200 situps mỗi ngày, lưu ý là situp còn tốt hơn việc tập aerobic nhiều, giúp tạo abs và sức khoẻ dẻo dai. Có lẽ chính vì vậy mà chính trị gia hơn 70 tuổi nhìn vẫn phong độ.

Suga gặp Abe ít nhất hai lần trong một ngày suốt gần 8 năm qua. Ông làm việc trong cả các bữa ăn, gặp gỡ ăn tối ít nhất hai lần trong ngày, việc này nhằm mục đích đánh giá dư luận thông qua việc gặp càng nhiều người càng tốt. Không uống rượu và dành cuối tuần để nghiên cứu các vấn đề chính sách với các quan chức tại khách sạn. Không bao giờ xúc động hay bốc đồng, Suga là người truyền cảm hứng cho các quan chức.

Suga là một người có bản lĩnh cao và là bậc thầy về quan hệ chính trị - hành chính và quản lý khủng hoảng. Với tư cách là người phát ngôn chủ chốt của nội các, Suga đã thực hiện một công việc đáng chú ý là tránh những ánh mắt soi mói hoặc gây tranh cãi trong nhiều cuộc họp báo và cuộc họp giao ban.

Một điểm mạnh khác của ông là khả năng chống lại bộ máy hành chính bằng cách thu thập thông tin một cách độc lập thay vì chấp nhận kết luận của các bộ.

Chánh văn phòng Nội các Suga bắt đầu và kết thúc một ngày của mình bằng cách thu thập thông tin. Ông thức dậy lúc năm giờ và đọc báo trong một giờ trước khi xem bản tin sáu giờ sáng trên đài NHK. Sau đó là một cuộc họp ăn sáng với các chuyên gia trong giới học thuật hoặc giới truyền thông. Ông cũng lên lịch cho ít nhất hai và đôi khi ba buổi gặp gỡ như vậy sau giờ làm việc, mặc dù bản thân ông không uống rượu.

 Với tư cách là Chánh văn phòng nội các, trung tâm kiểm soát của chính phủ, Suga cũng dành rất nhiều thời gian để tham vấn các bộ và cơ quan về việc bổ nhiệm nhân sự. Sự tham gia này phản ánh niềm tin của Suga rằng quản lý nhân sự là chìa khóa để thực thi quyền lực chính trị và nó đã mang lại cho ông quyền kiểm soát chưa từng có đối với bộ máy hành chính.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng từng là chánh văn phòng chính phủ trước khi qua chức phó thủ tướng và lên thủ tướng hiện tại.

Archivu (Kyoto)