thời gian
TRONG MẮT TÔI

Trần Hữu Nghiệp

(nxb Văn Nghệ - 1993)


 

7

NHỚ CÁC ĐỒNG NGHIỆP
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP ĐĂ HI SING Ở NAM BỘ
V̀ ĐẠI NGHĨA

Hằng năm, người hành nghề pḥng và trị bệnh lấy ngày 27-2 làm ngày truyền thống của ngành ḿnh. Đấy là ngày cách đây đúng 30 năm (1955) Hồ Chủ Tịch viết thư gởi Hội nghị cán bộ y tế cả nước, căn dặn tóm tắt ba điều: Một là hết ḷng phục vụ người bệnh (lương y như từ mẫu); hai là học tập và khai thác vốn y học cổ truyền để kết hợp Đông-Tây y; ba là v́ sự nghiệp chung phải thật thà đoàn kết trên dưới, mới cũ một ḷng.

Và mỗi độ xuân về, ngày ấy, chúng ta lại tâm niệm lời dạy của Bác, liên hệ với suy nghĩ và hành động của ḿnh, để tiến bộ thêm trong đường đi tới của cả nước.

Năm 1985, đổi với giới y và dược miền Nam, ngày truyền thống ấy có ư nghĩa đặc biệt. Bởi nó gần như trùng hợp với ngày giải phóng hoàn toàn đất nước cách đây mười năm; với ngày cách đây ba mươi năm, những bác sĩ kháng chiến Nam Bộ xuống tàu đi tập kết, sau nhiều tháng tranh thủ mở ra các lớp cứu thương cô đỡ cấp tốc, bồi dưỡng thêm chuyên môn cho anh chị em y tá hộ sinh, khuyên nhủ dặn ḍ khi họ được Đảng giao cho hoặc tự nguyện xin ở lại Nam Bộ phục vụ sức khỏe đồng bào.

Hôm nay, ngành y tế có thể tự hào về các đông nghiệp đă ở lại bám sát nông thôn phục vụ suốt thời chống Mỹ.  Nhớ lại mùa Xuân năm 1955 ấy, chúng ta chia tay nhau cùng nhắc nhở câu: "Đi vinh quang mà ở lại cũng vinh quang". Vào mùa Xuân 1985 này, kẻ viết bài có thể nói : "Ở lại thật vinh quang", dựa vào vô vàn sự việc đă ghi nhận trong 30 năm qua ở ngành y tế Nam Bộ.

Trừ một trường hơp cá biệt là y sĩ Năm, em rể thiếu tá ngụy Lâm Quang Pḥng (thuộc gia đ́nh đại địa chủ), không hề có một anh chị em nào trong số hàng trăm cán bộ y tế ở lại đă phản bội Tổ quốc. Trái lại rất nhiều người đă hy sinh hay bị tra tấn tù đày mà không khuất phục. Rồi sau khi từ nhà giam ra, lại lao vào công tác ngay, mở lớp cứu thương cô đỡ chuẩn bị mũi dùi chính trị cho phong trào đồng khởi năm 1960, rồi phá ấp chiến lược, đập tan chiến tranh đặc biệt của Mỹ Diệm. Không thể kể ra tên những người c̣n sống sót và đang công tác hoặc đă về hưu. Nhưng, nhân ngày truyền thống năm nay, cững nên nhắc đến một vài cán bộ y tế thời kháng chiến chống Pháp đă xin ở lại, và sau đó anh dũng hy sinh thời Mỹ-ngụy v́ "từ mẫu" không thể bỏ dân .

Nữ hộ sinh Huỳnh Minh Phụng, sau ba năm đấu tranh kiên cường ở trại giam Phú Lợi, được thả ra đă lao vào công tác.  Chị hy sinh anh dũng ở cù lao ba xă ngang Châu Thành Vĩnh Long, bắn quân ngụy đến viên đạn cuối cùng. Nữ hộ sinh Mỹ Vân, cán bộ xin ở lại, đă hy sinh ở Cái Nhum khi vào ấp chiến lược ban đêm để thăm thai đỡ đẻ cho đồng bào. Chị Thùy Châu, y sĩ, hy sinh trong một trận phục kích ở Long Trung (Mỹ Tho) . Chị Mai Thị Phiêu, hộ sinh, hy sinh khi đi công tác qua lộ, bị giặc lôi xác về phơi ba ngày ở thị trấn Càng Long. Chị dược sĩ cao cấp Phạm Thị Yên bị bắt ở Sài G̣n, giặc tra tấn rồi đem đi đày, hy sinh ở chiến khu do sốt rét ác tính. Các chị y tá Nguyễn Thị Sen, Út Tṛn của Bến Tre, đào tạo cấp tốc trước khi hết hạn tập kết để trả về tỉnh nhà, sau đó cũng hy sinh v́ chống Mỹ v.v...

Danh sách c̣n dài nếu kẻ viết bài này nắm rơ hơn, bởi tỉnh nào ở Nam Bộ cũng có cán bộ y tế thời chống Pháp ở lại đă hy sinh v́ danh dự của ngành. Anh chị em đă nêu gương sáng cho người người lớp lớp y sĩ, hộ sinh, y tá, dược tá cứu thương... được đào tạo ra sau đó thời chống Mỹ, hết ḷng hết dạ phục vụ sức khỏe chiến sĩ và đồng bào, và đă ngă xuống hàng trăm trên các cụm vườn, miếng ruộng, rừng cói, đường dây.

Truyền thống ấy từ đâu mà có vậy? 

Suốt chín năm chống Pháp, nhiều anh chị em bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng và nữ hộ sinh đại học đă tự nguyện đi vào bưng biền phục vụ mặc dù họ không thuộc giới mà như một bài hát (của nhạc sĩ Mỹ Ca) thời ấy nói: "Thị thành buồn lắm ai ơi, vui chẳng dám cười, buồn chẳng dám than ! Tây muốn bắt, Tây bừa đến bắt !" Chỉ có người ra bưng, chớ không có người về mà miền Bắc  gọi là "dinh tê" thời ấy.  Rồi tám chín năm dài ở khu giải phóng Nam Bộ không có một anh chị nào nghĩ chuyện lợi riêng, làm tư thêm.

Số  lớn anh chị em chưa phải là đảng viên Đảng lao động, nhưng xử sự theo tiếng gọi của lương tri, muốn "đoàn kết dưới trên", theo lời Bác dạy. Rồi ngành y tế lại đoàn kết được với mọi người khác ngành, th́ không thể lợi dụng ưu thế nghề nghiệp mà tính toán tư riêng, dù khu giải phóng Nam Bộ thời ấy khá rộng, đông dân, nếu chữa tư sẽ không hề thiếu khách. Mà cũng không luật lệ nào cấm đoán anh chị em làm. Đối đầu vơ trang với giặc Pháp, nhất định người thầy thuốc phải đồng cam cộng khổ với anh chị em cán bộ y tá, cứu thương nếu muốn "đoàn kết dưới trên" theo lời Bác Hồ dạy. Đối đầu vơ trang với giặc Pháp, nhất định không tránh khỏi hy sinh do bom đạn. V́ lẽ ấy, không nói chuyện hy sinh của bác sĩ Lê Văn Bờ (ở Sóc Trăng), y sĩ cao cấp Nguyễn Văn Ba (ở Long Mỹ). Các anh đều là trí thức ngoài Đảng, nhưng đă chết như một đảng viên. Cũng như sự hy sinh của hàng chục nam nữ y tá ở chiến trường Nam Bộ: Trần Thị Đẹp, hộ sinh ở Tây Ninh; y tá Lê Thị Cho ở Thủ Biên, bị bom sát hại khi cơng người thương binh thứ ba xuống hầm; y tá Nguyễn Xuân Tường năm 1951 xả thân bảo vệ thương binh bằng cách chạy ṿng vo cho xe tăng đuổi theo đánh lạc hướng địch đi khỏi chỗ ẩn nấp của chiến sĩ bệnh; y tá Lê Thị Kim ở Mỹ Tho, Vơ Hữu Khuyến, Nguyễn Tấn Tài ở Bến Tre, Dương Kim Chi ở Vĩnh Trà v v đều đă hy sinh anh dũng khi đang chăm sóc bệnh. Tinh thần của các nam nữ liệt sĩ ngành y tế thời chống Pháp đă truyền lại cho hàng ngàn đứa em đào tạo ra sau ngày tập kết trong chiến tranh chống Mỹ, ác liệt hơn gấp chục lần. Hàng trăm cán bộ y tế cách mạng đă hy sinh v́ sức khỏe đồng bào trong cuộc đấu tranh chung để chống b́nh định nông thôn, giành dân giữ đất.

Tuy nhiên, nhân ngày truyền thống y tế ở Nam Bộ, có lẽ nên nhắc lại ba bác sĩ từng gởi xương lại cho mảnh đất này, hai già một trẻ, mỗi anh mỗi cách nhưng đều gợi lên cho ta suy nghĩ về khái niệm "truyền thống" Việt Nam. Cả ba đều là những trí thức chưa vào Đảng.

Trẻ, có bác sĩ Huỳnh Bá Nhung, sa cơ lọt vào tay quân Pháp năm 1952, khi anh đang công tác tại vùng ven Sài G̣n. Giặc dụ dỗ anh, bảo nếu hứa chịu ở lại thành phố mở pḥng mạch tư th́ sẽ được thả ra. Về sau, có người kể lại câu trả lời của anh: "Sài G̣n có nhiều bác sĩ quá rồi, c̣n ở nông thôn th́ thiếu. Theo tinh thần bản tuyên thệ Híp-pô- crát, thầy thuốc phải đến nơi nào cần có mặt". Giặc Pháp đă thủ tiêu anh.

Già, có bác sĩ Văn Thùy (tức Lê Văn Trí) ở Châu Đốc đi theo kháng chiến từ đầu. Năm 1951 khi anh lâm bệnh nặng ở chiến khu, Sở Y tế Nam Bộ gợi ư đưa anh về thành để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn, anh đă từ chối và đă mất ở' khu giải phóng. Anh hiểu rằng một trí thức ra đi rồi lại trở về thành dù với lư do chánh đáng nào cũng bất lợi cho cách mạng hay là giản đơn hơn, anh chỉ hành động theo lời khuyên của Đồ Chiểu:

Sự đời thà khuất đôi tṛng thịt
Ḷng đạo xin tṛn một tấm gương.

Già c̣n có bác sĩ Lư Văn Thân (quê Rạch Giá - Kiên Giang) lúc ấy tuổi đă 60. Sau khi hoàn thành các lớp huấn luyện cấp tốc mà Sở Y tế giao cho anh giảng dạy, anh xin ở lại Nam Bộ không đi tập kết v́ tuổi già sức yếu, không quen chịu rét. Khi chiếc tàu cuối cùng đă ĺa sông ông Đốc, anh vui vẻ ở lại vùng Rau Dừa (Cà Mau) chăm lo sức khỏe đồng bào trong khu giải phóng cũ như xưa, nhân dân địa phương cung cấp cho cái ăn cái uống. Rồi điều phải đến đă đến. Chính quyền Diệm phát hiện ra anh. Biết rơ anh không phải là đảng viên cộng sản mà chỉ là một thầy thuốc nhăn khoa giỏi và già, chúng buộc anh phải từ bỏ nông thôn bằng không sẽ bắt giam và đưa đi đày. Anh lặng lẽ rời Cà Mau, hằng trăm đồng bào theo tiễn đưa có người đă khóc. Anh mất vài năm sau trong cảnh thiếu thốn và suốt thời gian bị chế độ ngụy kềm kẹp chưa từng nói ra một lời nào, có một hành vi nào bất lợi cho cách mạng.

Kể lại chuyện ba đồng nghiệp này, chúng ta sực nhớ lại câu nói của đồng chí Lê Duẩn năm 1947 khi tiếp chuyện với anh em trí thức ở Pháp vừa về và đi luôn vào khu kháng chiến : "Các anh chỉ cần trở lại bản chất một người Việt Nam thật sự. C̣n ở trong Đảng hay ngoài Đảng, đó không phải là vấn đề cần thiết". Trong số trí thức đó, có giáo sư tiến sĩ Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Nhị, luật sư Trần Văn Khương.

"Làm người Việt Nam thật sự" là thế nào? Truyền thống ấy trong ngành y tế là sao? Chúng ta hăy đi ngược ḍng thời gian, xem trong lịch sử, những người hành nghề chữa bệnh mà ngày nay nhân dân ta c̣n có đền thờ, đă nói và làm ǵ, cách đây vừa đúng 600 năm, một hoặc hai thế kỷ.

Sử chép: mùa xuân năm 1385, chế độ điền trang nô tỳ thiết lập lên sau mấy chục năm oai hùng thắng giặc Nguyên, làm nghèo và khổ dân đă đưa nhà Trần đến bước suy thoái tột độ. Bọn "thiên triềư' Trung Quốc thừa thế yếu của ta đ̣i trong số sản phẩm quư và thợ thầy đem tnều cống hàng năm phải có danh sư Tuệ Tĩnh, người lương y nổi tiếng nhất thời ấy. Cụ ra đi để cho đất nước được b́nh yên. Nhưng ở Bắc Kinh dù được vua nhà Minh phong làm Thái y thiền sư, nỗi ḷng nhà trí thức hướng về quê hương không hề khuây khỏa. Lúc lâm chung, cụ trối lại phải ghi trên mộ bia: "Sau này, có ai từ đất Việt sang, xin giúp mang nắm xương tàn này về cố quốc".

Gần 300 năm sau, sứ thần Nguyễn Danh Nho của vua Lê sang Trung Quốc, bùi ngùi xúc động trước lời trối xưa, nhưng chỉ lén chở về một tấm bia.

Mùa xuân năm 1785, Hải Thượng Lăn ông Lê Hữu Trác, sau một năm bị cưỡng bức đến Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh và các quan to, thoát được cảnh giàu sang giả dối ở đế đô, trở về Hương Sơn hốt thuốc cho nông dân kể lại tâm tư trong quyển "Thượng kinh kư sự". Cụ cảm thấy cái sụp đổ tất yếu của triều đ́nh, và viết:

Thuốc ǵ cứu được mạng khamh tướng?
... Chỉ có tiếng thơm đời để măi
Giàu sang, giả dối của phù vân!

Đúng 100 năm sau, mùa xuân 1885, trong túp nhà lá gần chợ Ba Tri, lương y Nguvễn Đ́nh Chiểu đọc những câu cuối cùng của Ngư Tiều Y thuật vấn đáp cho bà Lê Thị Điền chép. Cụ vừa từ chối (năm 1882) lời mời của tên tham biện Pháp Pon-chon đi về Tân B́nh (Sài G̣n ) lănh ruộng vườn của chánh phủ trả lại. Từ nhân vật thần y Kỳ nhân sư của truyện, cụ nói lên nỗi ḷng riêng của ḿnh: "Thầy ta chẳng khứng Sĩ Liêư" (tức là đi làm người tri thức cho giặc).

Từ xửa từ xưa, truyền thống ngành y tế Việt Nam phải chăng là như thế đó ? Mà chỉ từ Cách mạng tháng Tam 1945 chúng ta mới nh́n thấy rơ và phát huy thêm ngày nay với bức thư của Bác Hồ ngày 27.2.1955.

(SGGP - 8.2.1985)

Trở lại mục luc