Diễn Đàn
Số 124 - Tháng 12/2002

Đọc “Secrets” -- Hồi ức của Daniel Ellsberg[1]

Trần Hữu Dũng

        Đối với nhiều người Việt ở thế hệ nào đó th́ tên Daniel Ellsberg không là xa lạ.  Ellsberg của Pentagon Papers,[2] của phong trào phản chiến, “người nguy hiểm nhất nước Mỹ” của Nixon và Kissinger ...  Hồi ức của Ellsberg sẽ làm nhiều người đọc bâng khuâng hồi tưởng đến những kỷ niệm trong quá khứ của chính ḿnh

       Quyển sách đóng ngoặc khoảng thời gian từ 1964 (chính vào ngày xảy ra sự cố vịnh Bắc bộ) đến 1972 (khi Ellsberg đuợc toà băi miễn tội tiết lộ "bí mật quốc gia"), viết với một giọng văn chừng mực, từ tốn, cấu trúc cân đối, không ǵ có thể xem là "giật gân" kiểu câu khách rẽ tiền.  Đầy dẫy mỗi trang là những sự kiện quen thuộc, những nhân vật quen thuộc, những địa danh quen thuộc.  Quá quen thuộc.  Và đó chính là một thất vọng tương đối lớn cho người đọc: hồi ức này không có một phát giác lịch sử nào mới. 

       Tuy nhiên, người viết hồi kư (dù là một nhân vật lịch sử) không có bổn phận của một sử gia.  Xem hồi kư, người đọc có hai mục đích (ngoài việc giải khuây) : muốn biết thêm về cuộc đời tác giả, hoặc muốn biết thêm về những sự kiện lịch sử mà tác giả đă đích thân chứng kiến. Giá trị một quyển hồi kư có thể chỉ ở chỗ nó cung cấp những tư liệu của chỉ một người, những tư liệu mà sử gia chuyên nghiệp có thể dùng để đan thêu một tấm tranh toàn cảnh. Nh́n từ góc độ ấy, hồi ức của Ellsberg có nhiều điều thú vị.  Đối với người đọc này, nó cho thấy có một sự nhất quán giữa hành động và tư tưởng của Daniel Ellsberg, nhà lư thuyết.

      Ngay từ khi c̣n ở đai học, Ellsberg đă là một ngôi sao sáng trong giới nghiên cứu về thuyết quyết định (decision theory) và thuyết tṛ chơi (game theory), với nhiều đóng góp lớn.  Đề tài luận án tiến sĩ kinh tế (Harvard 1962) của ông là "Rủi Ro, Mơ Hồ, và Quyết Định" (Risk, Ambiguity, and Decision), trong đó khám phá quan trọng nhất là "nghịch lư Ellsberg",[3] cho đến nay vẫn c̣n là đề tài nghiên cứu và giảng dạy.  Nhớ như vậy, rồi đọc hồi ức của ông, người đọc sẽ không ngạc nhiên với cái ám ảnh của Ellsberg về vai tṛ của thông tin trong quyết định và trong thương thuyết, đối xử.  Đối với ông, đại họa là khi sĩ quan chiến trường báo cáo láo với chỉ huy, chỉ huy phúc tŕnh láo với bộ truởng, bộ trưởng báo cáo láo với tổng thống, tổng thống tuyên bố láo với dân.  Và theo Ellsberg th́ t́nh trạng đó xảy ra chỉ v́ ai cũng viện cớ là phải giữ bí mật, do đó ông cho rằng bật mí những bí mật đó th́ các quyết định (vô t́nh sai lầm, hoặc cố ư lừa bịp) dựa trên những dữ kiện bịa đặt sẽ không thể có.

      Hệ luận của sự quan trọng của thông tin là quan trọng của sự am tường quá khứ và lịch sử.  Ellsberg thảng thốt khi thấy Kissinger không hề ṭ ṃ về chính sách Mỹ đối với Việt Nam trước ngày Kissinger tham gia vào chính phủ Nixon.  Nói cách khác, những hành động của Ellsberg sau này có thể đuợc xem như hậu quả của một động lực trí thức và một lương tâm đạo đức, không chỉ là cho Việt Nam.  Nếu như không có chiến tranh Việt Nam, nhưng nếu phải đương đầu với chiến tranh hạt nhân chẳng hạn, th́ Ellsberg có lẽ cũng sẽ tiết lộ bí mật như thế. Sự nhất quán ấy làm người đọc này ngạc nhiên. 

      V́ cho rằng thông tin là quan trọng, không những cho dân chúng nhưng c̣n chính cho những người làm chính sách, Ellsberg nghĩ rằng một khi dân chúng Mỹ biết rơ sự thật về Việt Nam th́ họ sẽ có những quyết định đúng (tức là đ̣i hỏi Mỹ phải rút ra khỏi Việt Nam).  Nhưng sự việc đă xảy ra không như ông trù tính: dư luận dân chúng Mỹ hầu như không bị ảnh hưởng ǵ bởi nội dung những thông tin mà Pentagon Papers cung cấp cho họ.  Như vậy, vai tṛ thông tin trong những quyết định “hợp lư” (rational decision) có thể là không quan trọng như Ellsberg tưởng.  Hoặc là con người thường có những quyết định phi lư, hoặc là, trên thực tế, quyết định không chỉ dựa vào thông tin mà c̣n dựa vào t́nh cảm và những cảm tính “bất hợp lư” khác.

     Quyển hồi ức này sẽ không làm ai thay đổi ư kiến về vai tṛ của Ellsberg trong chiến tranh Việt Nam.  Nh́n lại, hầu như mọi người (kể cả Ellsberg, ngay từ 1973) đều công nhận rằng Pentagon Papers đă không có ảnh huởng trực tiếp đến cách chiến tranh ấy kết thúc, thậm chí ảnh hưởng của nó đến phong trào phản chiến cũng là không đáng kể: phong trào này đă có từ trước Ellsberg, và ngay trong (và sau) thời kỳ ông hoạt động phản chiến th́ c̣n rất nhiều người đóng góp hơn ông, hi sinh hơn ông, dù ít được biết đến như ông. Sự thực là thế. Ngay trong chừng mực mà Ellsberg đă có ảnh hưởng, ảnh hưởng đó không ở chỗ ông ta phơi trần sự lừa dối của chính quyền Mỹ, nhưng ở chỗ ông làm Nixon chột dạ, dùng những thủ đoạn phi pháp để bôi lọ tên tuổi ông, nhằm bưng bít bí mật.  Chính những phản ứng cuồng dại ấy của Nixon đă khiến chiến tranh Việt Nam kết thúc như cách đă thấy.

      Nh́n từ một góc cạnh th́ có sự nhất quán giữa hành động Ellsberg và lư thuyết Ellsberg.  Nhưng từ những góc cạnh khác th́ Ellsberg là một người đầy mâu thuẩn và phức tạp, tuyệt thông minh, lắm t́nh cảm, và khá bốc đồng.  Ông sống nhiều ḍng đời, song song và tương phản.  Một ḍng đời trong thâm cung bộ máy quốc pḥng Mỹ, và một ḍng đời giữa phong trào phản chiến chống lại bộ máy đó. (C̣n có thể kể thêm một ḍng đời thứ ba, liên hệ đến phái nữ, h́nh như cũng “bận rộn” khác thường).  Trong mỗi ḍng đời ấy ông đi từ thái cực này sang thái cực khác.  Từ hùng hổ hiếu chiến sang phản chiến hiếu hoà, từ tôn sùng John Wayne sang trọng vọng Martin Luther King. Ellsberg cũng nhiều cảm tính và hay bốc đồng. Chẳng hạn như ông ta nổi hứng xin theo Lansdale qua Việt Nam chỉ v́ mấy hôm trước thấy cô bạn gái hơi thân mật với người khác.  Hoặc là trở thành phản chiến v́ nghe tiếng nói líu lo của một cô gái Ấn Độ có khuôn mặt xinh đẹp.

      Nhiều người (như Tom Wells[4]) cho rằng Ellsberg đă luôn bị chấn loạn tâm thần là do một sự đè nén tâm lư nào đó (ẩm ức t́nh dục, phản chống gia đ́nh), và cũng có khá nhiều dữ kiện ủng hộ phần nào giả thuyết ấy.[5]  Song, theo ư người đọc sách này, sự khủng hoảng đó không nhất thiết phải là tính Freud, nhưng có thể, như đă nói ở trên, do chính cái muốn "logic-hoá", hiện thực hoá cái vũ trụ lư thuyết của ông.[6]    

      Rốt cuộc, Ellsberg tự coi ḿnh như một con cờ do chính ông nắm, trong bàn cờ do chính ông xếp.  Dùng một h́nh ảnh khác: Ellsberg nh́n ḿnh như một diễn viên cần thiết (nếu không là chính) trong tấn tuồng lịch sử, đa số chung quanh là phụ diễn mà hành động sẽ tuỳ vào chổ đứng, cách đi của diễn viên Ellsberg.  Thiên chức lịch sử mà Ellsberg tự gán cho ḿnh lắm lúc quá lố đến độ buồn cư ời. Chẳng hạn như ông cố t́nh dàn dựng cho con trai 14 tuổi của ḿnh tham gia lén lút photocopy Pentagon Papers để cậu ta có những kỷ niệm dự phần vào lịch sử! 

      Ellsberg cũng không để ư (hoặc không muốn viết) về  người khác.  Ellsberg lặp đi lặp lại là ông ta sẳn sàng vào tù sau khi công khai hoá Pentagon Papers, nhưng ông không cho độc giả biết là vợ ông (Patricia Marx, xuất thân từ một gia đ́nh khá giả), đă hứa trước là sẽ sẳn sàng trả tiền luật sư biện hộ cho ông.  Ellsberg cũng chỉ nói phớt qua vai tṛ của Anthony Russo mà theo nhiều người là quan trọng không kém Ellsberg.  Có thể chăng chính sự im lặng này là nói nhiều hơn cả về con người ông?  Nhiều bí mật vẫn c̣n ẩn kín trong quyển “Bí mật” của Ellsberg.

Dayton

11/2002
 


[1] Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, 2002, New York: Viking, 498 trang, 29,95  đô la Mỹ.

[2] Tưởng cũng nên nhắc lại: Pentagon Papers là bộ tài liệu trên 7000 trang, tối mật, về lịch sử chính sách Mỹ đối với Việt Nam từ 1945 đến 1968, đúc kết theo chỉ thị của Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mỹ Robert McNamara.

[3] Có thể mô tả nghịch lư này bằng một tṛ chơi như sau: Giả dụ trước mặt bạn là hai b́nh đựng bi.  Mỗi b́nh có 100 ḥn, đỏ hoặc đen.  Bạn được cho biết b́nh thứ nhất có 50 ḥn đỏ, 50 ḥn đen.  Tỷ lệ đỏ đen trong b́nh thứ hai th́ bạn không được biết.  Bạn có thể bóc, nhưng không được nh́n khi bóc, một ḥn bi từ một trong hai b́nh.  Nếu bóc đúng bi đỏ, bạn sẽ được 100 đô la.  Bạn sẽ bóc từ b́nh nào?

Ellsberg phát giác rằng, dù không có lư do để  tiên nghiệm cơ may bóc được bi đỏ ở b́nh này là cao hơn ở b́nh kia, đa số chúng ta sẽ chọn bóc từ b́nh thứ nhất.  Chẳng những thế, giả sử người chủ cuộc sẽ bảo: "Nh    ư vậy là bạn nghĩ rằng b́nh ấy có nhiều bi đỏ phải không? Thế th́ bây giờ tôi sẽ cho bạn 100 đô la nếu bạn bóc được bi đen"  V́ bạn đă chọn b́nh thứ nhất để bóc bi đỏ, nếu đúng lư, bạn sẽ chọn b́nh thứ hai nếu muốn được bi đen.  Nhưng Ellsberg lại phát giác là đa số chúng ta cũng lại chọn bóc từ b́nh thứ nhất!   Theo Ellsberg, "nghich lư” này chứng tỏ con người thích có thông tin chắc chắn hơn là mơ hồ, đến độ có những lựa chọn trái luật xác suất, và không nhất quán.

[4] Tom Wells, 2001, Wild Man: The Life and Times of Daniel Ellsberg, New York: Palgrave

[5] Chính v́ nghĩ thế mà Nixon đă cho bộ hạ lén vào pḥng mạch bác sĩ tâm thần của Ellsberg để trộm hồ sơ của ông.  Nhóm bộ hạ này sau này là thủ phạm trong vụ Watergate, đưa đến sự từ chức của Nixon.

[6] Người điểm sách không thể cầm ḷng khoác áo "phân tâm học" tài tử.  tại sao những nhà lư thuyết tṛ chơi (như Nash, Harsanyi, Ellsberg) lại hay bị chấn loạn thần kinh?  Có thể chăng v́ họ bị rơi vào cái “mê hồn trận”, căn pḥng với bốn bức tường gương, của lư thuyết ấy?  Cái "nguy"  của thuyết này là nó cuốn hút người lập thuyết vào vũ trụ biệt lập của nó, rồi khi thực tế ngoài đời không trắng đen, không "lô gic” như trong thuyết th́ người ấy bị dằng co xâu xé, lâm vào khủng hoảng (như Nash), hoặc cảm thấy tự ḿnh phải ra tay “điều chỉnh” thực tế để nó ăn khớp với lư thuyết (như Ellsberg).