ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ
THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI

Mục lục


Nguồn: Thanh niên, Tp.HCM, số 8 (14-1-1996)

 

 

HỘI NHẬP ĐỂ PHÁT TRIỂN

 

HOÀNG TUỆ

 

 

LẠI NGUYÊN ÂN - Xin giáo sư cho biết, ông nghĩ ǵ về đề tài "hội nhập và văn hóa"?

Giáo sư HOÀNG TUỆ - Có thể nói, lịch sử văn hóa Việt Nam là lịch sử hội nhập. Ở những giai đoạn đầu, trong các điều kiện địa lư - chính trị khu vực, không thể khác, đă diễn ra sự hội nhập văn hóa Hán.

Xa xưa, người Việt và số đông các dân tộc khác trên lănh thổ này đều gốc ở phương Nam, thuộc văn hóa Việt, do điều kiện bị người Trung Hoa xâm nhập, thống trị, và do văn hóa Hán ở tŕnh độ phát triển cao hơn, nên văn hóa Việt một thời gian dài đă có sự hội nhập với văn hóa Hán.

L.N.Â. - Và lịch sử cũng đưa tới một hội nhập khác, làm nảy sinh chữ quốc ngữ...

GS. H.T. - Việc chấp nhận chữ quốc ngữ là một sự kiện quan trọng. Ở thời bị người Pháp thực dân cai trị, về phía trí thức Việt Nam, có những người chủ trương phải trở lại Hán học. Một số khác thấy phải tiếp nhận văn hóa phương Tây, phải đi theo hướng hội nhập với thế giới hiện đại. Công lao phổ biến, phát triển văn hóa quốc ngữ thuộc về những trí thức đi đầu: Trương Vĩnh Kư, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh... Đương thời và tận bây giờ, những người có công đầu này vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Chủ trương Pháp Việt đề huề của họ, ta mới thấy mặt chính trị, chưa thấy mặt văn hóa. Lo nghĩ lớn của họ là t́nh trạng dân trí quá thấp, có vũ trang chống Pháp cũng thất bại. Họ cho là phải đi với Pháp một thời gian, tiếp nhận Tây học, tiếp nhận nguồn kiến thức của thế giới hiện đại, của phương Tây để nâng dần dân trí, từ đó phục hưng dân tộc.

Với việc chấp nhận và sử dụng chữ Quốc ngữ, xă hội ta phát triển rất nhanh. Tính từ những năm 20 đến những năm 40, trong ṿng mấy chục năm đă thấy có bao tiến bộ. Dân trí mở mang. Cố nhiên nói dân trí đến lúc ấy chưa thể nói đến nông dân (nông dân lúc đó chủ yếu vẫn sống trong nguồn văn hóa dân gian); phải nói tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, ở môi trường đô thị. Báo chí, văn chương đóng vai tṛ quan trọng vào sự phát triển ngôn ngữ.

L.N.Â. - Ư giáo sư muốn nói văn xuôi mới, thơ mới - những sản phẩm mới của văn hóa người Việt ở thời kỳ hội nhập lần thứ II?

GS. H.T. - Nói ví dụ Thơ Mới. Nó lăng mạn. Nghệ thuật lăng mạn phải nhấn vào những yếu tố như ḷng người (tâm hồn, trái tim, t́nh yêu), thiên nhiên. Để đưa các yếu tố này vào thơ, phải dựa vào chất liệu ngôn ngữ Việt. Thơ mới sử dụng vốn h́nh tượng ngôn ngữ Việt, đồng thời tiếp nhận không ít vốn h́nh tượng văn chương Pháp.

Ở những câu thơ như Con nai vàng ngơ ngác, đạp trên lá vàng khô (Lưu Trọng Lư), chất liệu Việt, chất liệu Phương Đông rơ hơn. Ở những nhà thơ khác, Xuân Diệu chẳng hạn, dấu ấn ảnh hưởng tiếng Pháp, văn chương Pháp thấy rơ hơn, nhưng ngay ở những trường hợp ấy, tiếng Việt vẫn khá nhuyễn. Có khi Xuân Diệu bị chê là Tây quá, như câu Bữa nay lạnh, mặt trời đi ngủ sớm, nhưng tiếng Việt ở đây vẫn chấp nhận được. Câu thơ Tố Hữu: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, dấu ấn tiếng Pháp đậm mà cái tai Việt nghe vẫn thuận. Đến câu như Áo em trắng quá nh́n không ra th́ rất Việt mà cũng rất Pháp, rất Baudelaire mà cũng rất Hàn Mặc Tử.

Thơ, văn là ngôn ngữ h́nh tượng, dù chịu ảnh hưởng bên ngoài vẫn khai thác và thường là khai thác được ngôn ngữ của ḿnh. C̣n khoa học là ngôn ngữ khái niệm, phần lớn chưa có căn bản trong tiếng Việt nên phải dựa vào tiếng Pháp, lại phải tham khảo cách chữ Hán tiếp nhận ngôn ngữ khoa học châu Âu mà đặt ra. Về mặt này, công lao của những vị như Hoàng Xuân Hăn, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Xiển... trong việc soạn danh từ khoa học là rất lớn. Sau Cách mạng Tháng Tám, khi tiếng Việt được chọn làm ngôn ngữ giáo dục ở phổ thông và đại học, th́ những sự chuẩn bị như thế nên đă có cái mà dùng. Không phải cứ tuyên bố xong là làm ngay được nếu không có ai làm công việc chuẩn bị từ trước.

L.N.Â. - Vậy là giáo sư đă cho thấy cả hai loại văn tự từng có của người Việt - chữ Nôm và chữ Quốc ngữ - đều là sản phẩm của hai lần hội nhập, lần đầu với văn hóa Hán, lần sau với phương Tây mà thông qua nó là thế giới hiện đại. Cả hai sản phẩm ấy là phương tiện đắc lực của sự phát triển xă hội dân tộc. Vậy trong hiện tại và tương lai, vấn đề hội nhập đặt ra như thế nào?

GS. H.T. - Khó mà dự đoán tương lai. C̣n hiện tại, tôi nghĩ phải tiếp tục hội nhập để phát triển. Phải thấy là về văn hóa, tŕnh độ ở ta c̣n thấp, c̣n phải phát triển. Có hội nhập mới phát triển được.

L.N.Â. - Trong những nguồn tiếp xúc, học hỏi từ bên ngoài, nên chú trọng những nguồn nào?

GS. H.T. - Với chúng ta, tiếp xúc, học hỏi văn hóa châu Âu, văn hóa Trung Hoa đều quan trọng. Văn hóa nhân văn, văn hóa dân chủ có gốc, có truyền thống bền vững ở châu Âu. Nhưng nói chung, tiếp xúc phải rộng, trên cơ sở cái rộng ấy mà chọn lựa...

L.N.Â. - Điều ǵ cần tránh nhất trên đường hội nhập?

GS. H.T. - Bây giờ nghe những khẩu hiệu "giữ ǵn bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại", thấy là đúng, nhưng phải coi chừng sự lợi dụng khẩu hiệu, bởi đi vào thực tế th́ thấy di sản không được bảo vệ tốt, c̣n cái được tiếp nhận hàng ngày th́ chưa phải là tinh hoa.

Hiện tại không hội nhập cũng không được, v́ nó đă là đời sống. Như phim nội địa làm không đủ cho tivi, phải chiếu phim ngoại: nó có cái không hay mà cũng có cái hay.

Điều cần lưu ư là phát triển dân trí. Tầm hiểu biết nâng lên người ta mới tiếp nhận văn chương. Thưởng thức thơ không dễ; thưởng thức văn xuôi, kịch nói c̣n khó hơn, v́ nó không dùng chất liệu lời nói hàng ngày, hiểu được nghệ thuật của nó không dễ. Văn xuôi hiện đại thường dấu kỹ ch́a khóa, đ̣i hỏi phải giải mă. Ở chỗ này, tôi tin là ngôn ngữ học và lư thuyết văn chương gặp nhau.

L.N.Â. - Trong thời đại hội nhập, yêu cầu biết ngoại ngữ càng quan trọng?

GS. H.T. - Điều đó đúng, nhưng cũng không đơn giản. Có ngoại ngữ để giao tiếp thông thường là một việc, có khả năng thưởng thức tác phẩm trong nguyên bản là một việc khác. Tôi đă nói có trạng thái xă hội song ngữ và trạng thái tâm lư song ngữ. V́ thế người không biết tiếng Anh tiếng Pháp, nhưng đọc văn Việt tốt, đọc văn dịch tốt là có thể tiếp nhận được văn học nước ngoài.

L.N.Â. - Xin nêu câu hỏi cuối cùng: lời khuyên của nhà ngôn ngữ học đối với người viết văn bằng tiếng Việt ở thời đại của sự hội nhập?

GS. H.T. - Nên khuyến khích nhà văn viết mới, t́m những cách viết mới. Nên nhớ có những cái hay, chỉ hay trong một khu vực, ra ngoài khu vực đó không được thấy là hay nữa. Ví dụ nghệ thuật Chèo, ra khỏi khu vực miền Bắc, vào đến Nam Bộ đă khó rồi, thế tức là nó c̣n chưa có được tính toàn quốc. Khai thác phương ngữ quá mức cũng có khi làm mất sức tác động của tác phẩm trên toàn quốc. Những tác phẩm xuất sắc, những kiệt tác bao giờ cũng có khả năng được thừa nhận là hay ở ngoài khu vực mà nó nảy sinh.

L.N.Â. - Xin cảm ơn giáo sư.

w Nguồn: Thanh niên, Tp.HCM, số 8 (14-1-1996)

Mục lục

15-10-11