Tìm hiểu thêm về thế giới đã sang trang

Bài 5[1]

 

Nguyễn Trung

 

Hà Nội, khai bút tháng 1-2017

       

I.   Nhìn lại thế giới hôm qua

Trước chiến tranh thế giới II là những cường quốc lớn tranh giành nhau các thuộc địa trong sự suy tàn của một số đế quốc lâu đời như Anh, Hà Lan, Pháp... Nổi lên là 3 cường quốc mới Đức, Ý và Nhật muốn phân chia lại quyền lực trên thế giới và đã gây ra chiến tranh thế giới II.

 Sau chiến tranh thế giới II, thắng lợi to lớn của Liên Xô chống chủ phát xít Đức, Nhật đã dẫn tới sự ra đời của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa. Trên thế giới hình thành một trật tự mới. Quan điểm chính thức của phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu (thể hiện trong các văn kiện chính trị chính thức của các nước xã hội chủ nghĩa)  gọi đấy là trật tự quốc tế của một thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn:

 -  2 phe: Một bên là phe xã hội chủ nghĩa, một bên là phe đế quốc; và

-   4 mâu thuẫn: (1) mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc; (2) mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và phong trào giải phóng dân tộc. (3) mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản trong lòng các nươc đế quốc; (4) mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau. 

Từ khi chiến tranh thế giới II kết thúc, cho đến khi các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô sụp đổ sau những biến động suốt thời kỳ 1989-1991 (bắt đầu từ sụp đổ bức tường Berlin cho đến khi Liên Xô tan rã) , thế giới rơi vào cục diện chiến tranh lạnh. Đây là hình thái thể hiện tập trung nhất sự tranh giành quyền lực giữa một bên là Liên Xô với tất cả các tập hợp lực lượng có thể có được dưới lá cờ của chủ nghĩa xã hội – chủ nghĩa cộng sản, và một bên là Mỹ, với tất cả tập hợp lực lượng dưới lá cờ tự do dân chủ và chống cộng. Ý thức hệ của mỗi bên không chỉ đơn thuần là những giá trị tinh thần, mà còn là một loại quyền lực chính trị chi phối sâu sắc sự phát triển của mỗi bên và các nước liên quan, tác động vào mọi vận động trên thế giới.  

Cả hai tập hợp lực lượng này ra sức phát huy ảnh hưởng của mình vào thế giới thứ 3 – đó là phong trào giành độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và bán thuộc địa, phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới. Sự tranh giành quyền lực này trở thành yếu tố quyết định nhất chi phối toàn diện mọi diễn biến trên thế giới; mọi mặt trận chính giành giật nhau giữa hai “phe” này diễn ra chủ yếu trên trận địa nước bên thứ ba. Nguyên nhân quan trọng nhất của thực tế này (chiến tranh lạnh)  là cả Liên Xô và Mỹ đều hiểu sâu sắc: với tiềm năng quân sự cả hai bên có trong tay, đụng độ trực diện sẽ đồng nghĩa với tự huỷ diệt lẫn nhau. Vì thế, bằng mọi cách làm suy yếu hay khuất phục đối phương từ mọi ngả - mọi ngách thứ 3 là chiến lược cả Liên Xô và Mỹ đều lựa chọn. 

Tuy nhiên, cuộc chiến tranh lạnh này còn chứa đựng một cuộc đụng độ khác, trực tiếp, toàn diện trên tất cả các mặt trận kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội – ngoại trừ đối đầu quân sự trực tiếp. Tính đối kháng của đụng độ này rất quyết liệt. Phe xã hội chủ nghĩa ý thức sâu sắc thực tế này và đã chủ động đề xướng cuộc chạy đua ai thắng ai? (Who – whom?)  – giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc, với niềm tin khẳng định: Xu thế tất yếu của loài người là tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.  

Trong ba thập kỷ đầu tiên của phe xã hội chủ nghĩa, trả lời câu hỏi ai thắng ai? là nội dung trung tâm chi phối mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Riêng Liên Xô và Cộng Hoà Dân Chủ Đức còn là hai nước đi tiên phong trong xây dựng lý luận phát triển, mở rộng và sáng tạo những quan điểm mới của chủ nghĩa Mác – Lênin cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm bảo đảm giành toàn thắng trong cuộc đấu tranh ai thắng ai? này trên phạm vi thế giới. Hồi ấy, đi xa nhất về phương diện nghiên cứu lý luận là CHDCĐức, với các thuyết về xây dựng “dân tộc Đức xã hội chủ chủ nghĩa”, “nhà nước Đức xã hội chủ nghĩa”, tại Liên Xô có học thuyết Brejnev... 

Những nỗ lực quan trọng nói trên về mặt lý luận còn nhằm giải quyết (a) những tác động của hiện tượng đảng Cộng Sản Nam Tư do Jojip Broz Tito lãnh đạo đã không chấp nhận đường lối và sự lãnh đạo của Liên xô, dẫn tới việc Stalin năm 1948 khai trừ Nam Tư khỏi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, và (b) xử lý những mâu thuẫn nan giải ngày càng lớn trong nội trị các nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. 

Trên thực tế, mặc dù có những ký kết hợp tác quan trọng của một liên minh chặt chẽ - điển hình là Hiệp ước Hữu nghị - Hợp tác – Tương trợ ký 1955 tại Varsovie, hình thành khối quân sự do Liên Xô dẫn đầu; song trong suốt thời kỳ tồn tại của mình phe xã hội chủ nghĩa vì những khó khăn kinh tế và nội trị bên trong đã không thể tạo ra được cho mình sự phát triển ổn định:  

1956 đã xảy ra vụ nổi dậy chống lại chế độ XHCN ở Hungarie (trước đó, 1949, đã xảy ra vụ nổi dậy ở Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát) , Bắc Triều Tiên ngay sau khi chiến tranh chấm dứt (1950-1953)  từ đầu thập kỷ 1960s đã thoát ly phe xã hội chủ nghĩa với thuyết chủ thể của Kim Nhật Thành, từ những năm 1960s Rumani và Albani ngày càng tách rời Liên Xô để đi với Trung Quốc, 1968 xảy ra vụ nổi dậy mang tên gọi mùa xuân Praha phải đưa quân đội khối Varsovie vào trấn áp, từ cuối những năm 1970s trở đi xuất hiện phong trào công đoàn đoàn kết ở Ba Lan. Tiếp theo là những biến động ngày càng gia tăng ở hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trong thập kỷ 1980s – với cú hích là sự sụp đổ của bức tường Berlin ngày 09-11-1989 – đã dẫn tới  sự sụp đổ chế độ chính trị của các nước XHCN Đông Âu. Và cuối cùng là những biến động và đổ vỡ liên tiếp tại Liên Xô bắt đầu từ triều đại Brejnev (từ 1964 - 1982)  – chủ yếu do kinh tế kiệt quệ bởi những lỗi hệ thống (mặc dù Liên Xô là cường quốc khoa học nghiêng ngửa với Mỹ) , chạy đua vũ trang quá đà, tê liệt trong chiến tranh Afghanistan, vụ Chernobyl, sự chia rẽ giữa các nước trong Liên bang Xô viết, Glasnot thất bại vì tình thế tai biến của Liên Xô đã quá trầm trọng… Tình hình này đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô 11-1991 – trong sự ngỡ ngàng của Mỹ và phương Tây.  

Đấy là sụp đổ của chủ nghĩa xã hội: kinh tế kế hoạch hoá với quốc doanh là chủ đạo; chế độ chính trị toàn trị dựa trên chuyên chính vô sản và đấu tranh giai cấp; quốc sách xoá bỏ sở hữu tư nhân và các quyền tự do dân chủ của công dân; quốc nạn quan liêu tham nhũng tàn phá kinh tế và các giá trị đạo đức xã hội, đoàn kết dân tộc và động lực phát triển của đất nước bị huỷ hoại.  

Với sự tự sụp đổ như vậy của chính mình, phe XHCN thất bại hoàn toàn trong cuộc đấu tranh ai thắng ai? này.

Khi thành lập năm 1949, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về danh nghĩa đứng trong phe xã hội chủ nghĩa, song chưa bao giờ phục tùng Liên Xô. Tháng 6-1966 Mao đã phát động phong trào cách mạng văn hoá, công khai tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô ở phạm vi quốc tế. Qua thông cáo chung Thượng Hải 1972, Trung Quốc chuyển sang đi với Mỹ chống Liên Xô, quay lưng lại với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. 1975 Trung Quốc dấy lên vấn đề Khmer đỏ, mở ra mặt trận phía Nam chống Việt Nam; 02-1979 tiến hành chiến tranh biên giới phía Bắc chống Việt Nam. Cách mạng văn hoá thất bại, với đổi mới 1976 “mèo trắng cũng như mèo đen, miễn là bắt được chuột” do Đặng Tiểu bình khởi xướng, Trung Quốc trên thực tế đã chính thức vứt bỏ cái danh (ngọn cờ)  chủ nghĩa xã hội theo nghĩa truyền thống của chủ nghĩa Marx, công khai thực hiện khát vọng thực của mình là chủ nghĩa Đại Hán dưới cái tên gọi “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. 

Phong trào giành lại độc lập dân tộc của các nước thuộc địa và bán thuộc địa được hưởng lợi từ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc nở rộ sau chiến tranh thế giới II, được sự hậu thuẫn rất lớn của phe XHCN, trước hết là Liên Xô. Đã xuất hiện nhiều phong trào cánh tả mạnh mẽ tại những quốc gia này. Chủ nghĩa mao-ít cũng một thời thâm nhập và lũng đoạn phong trào này. Song trừ trường hợp Cuba lựa chọn con đường của chủ nghĩa xã hội, hầu hết các nước thuộc địa và bán thuộc địa còn lại cuối cùng đã lựa chọn con đường của chủ nghĩa tư bản (đương nhiên Cuba sau Fidel Castro sẽ là câu chuyện khác) , từ cuối 1960s thế giới hầu như không còn nước thuộc địa. Nói cách khác, trên trận địa của phong trào độc lập dân tộc, cuối cùng phe xã hội chủ nghĩa cũng bị đẩy lùi hẳn. Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mai một dần trước sự phát triển trong lòng các nước công nghiệp phát triển, và ngày nay không còn ảnh hưởng gì đáng kể.  

(Song trên thế giới đến hôm nay còn một trào lưu có tên gọi là “quốc tế xã hội chủ nghĩa” – Socialist International – của các đảng Dân chủ Xã hội, có nhiều đảng trong những thời kỳ nhất định đã thắng cử và cầm quyền ở nhiều nước công nghiệp phát triển, sẽ bàn vào một dịp khác) . 

Nếu nói rằng chủ nghĩa cộng sản / chủ nghĩa xã hội – với tiền thân của nó là phong trào cách mạng của giai cấp công nhân thế giới hình thành từ cuối thế kỷ 18 - đã bị đẩy lùi trên phạm vi toàn thế giới, hay là nói nó đã làm xong vai trò lịch sử của nó – cả 2 cách nói này đều đúng với sự thật.  

 Lịch sử không có chữ nếu và không thể làm lại được, vì vậy nên nhìn nhận phong trào cộng sản và công nhân quốc tế cũng như sự xuất hiện một thời của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa là một sản phẩm tất yếu của lịch sử.  Sự ra đời – vận động – rút khỏi sân khấu thế giới của sản phẩm tất yếu này do sự vận động khách quan của lịch sử tạo ra và quyết định. Không phải ngẫu nhiên cả Marx và Engels đã không dưới một lần nhắc lại một triết lý của các bậc tiền bối trước họ: “Tự do là phải hiểu lẽ tất yếu!” Với cách nhìn như vậy, có thể xem phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và sự xuất hiện một thời của hệ thống thế giới xã hội chủ nghĩa trước hết như là một nỗ lực của một bộ phận tinh hoa nhân loại muốn tìm ra một alternative tốt hơn cho thế giới vào lúc bắt đầu thời kỳ công nghiệp hoá đầy máu và nước mắt ở giai đoạn ấy. Còn sự tha hoá của khái niệm và của con người trong nỗ lực này là sản phẩm phái sinh – sản phẩm sau này.  

Hiển nhiên suốt chiều dài của lịch sử, trong cộng đồng nhân loại luôn luôn có những bộ phận tinh hoa vươn lên phía trước như thế. Nói khái quát hơn nữa, sự tiến bộ của xã hội loài người trong suốt chiều dài lịch sử của nó là kết quả thành/bại của những nỗ lực nối tiếp nhau không ngừng nghỉ của con người, để đi tìm và tạo ra alternative / những alternatives (giải pháp, kịch bản thay thế cái đang diễn ra)  hướng về phía trước cho cuộc sống đương đại, luôn luôn tìm cách vượt lên thực tế hiện hữu để khai phá con đường mưu cầu tự do và hạnh phúc. Đêm dài thời trung cổ (từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15)  là thời kỳ đau khổ dài nhất của nhân loại cho đến khi nó được thay thế bởi thời kỳ khai sáng (một alternative khác) . Ngày nay, tiến bộ của văn minh nhân loại giúp con người ngày càng nhiều trí tuệ làm chủ tốt hơn cuộc sống của mình và làm chủ thế giới, có nhiều khả năng hơn trong việc nhìn nhận thực tại và phía trước, nhất là để xây dựng các ước mơ – qua xây dựng các alternatives. Chủ nghĩa xã hội từng là một alternative, một ước mơ như thế. Song nếu coi những ước mơ / những alternatives này là quy luật tất yếu khách quan, thì đấy lại là ngộ nhận và duy tâm, sẽ vỡ mộng chắc chắn cũng là tất yếu khách quan.  

 

Trong cuộc chiến tranh lạnh sau chiến thế giới II, cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam là cuộc chiến tranh nóng lớn nhất, kéo dài nhất và đẫm máu nhất sau chiến tranh thế giới II, mật độ sử dụng bom đạn vượt chiến tranh thế giới II. Mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh Việt Nam là đẩy lùi và bao vây chủ nghĩa cộng sản. Cuộc kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ xâm lược gánh trên lưng nó cuộc đối đầu trực diện giữa hai phe của thế giới với tất cả sự quyết liệt của nó.  

Hơn thế nữa, trong lòng cuộc chiến tranh Việt Nam còn chứa đựng những cuộc chiến tranh khác, báo chí thế giới hồi ấy gọi đấy là các cuộc chiến tranh qua tay người khác (proxy wars) , bóc trần chính sách “Trung Quốc toạ sơn quan hổ đấu, quyết đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”… vân vân…  

Hôm nay, bình tĩnh nhìn lại phải nói tách bạch ra cuộc kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ xâm lược mang trong lòng nó: 

 

1.   Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống ngoại xâm.

2.   Cuộc chiến tranh trên đất Việt Nam của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội.

3.   Cuộc chiến của Mỹ chống Liên Xô trên đất Việt Nam.

4.   Cuộc chiến của Trung Quốc trên đất Việt Nam chống Mỹ - với mục tiêu đẩy vòng vây của Mỹ ra xa biên giới Trung Quốc tới mức có thể.

5.   Cuộc chiến của Trung Quốc trên đất Việt Nam chống Liên Xô.

6.   Cuộc chiến của Liên Xô trên đất Việt Nam nhằm tranh giành ảnh hưởng thế giới chống Trung Quốc.

7.   Và vô cùng đau lòng, đây còn là cuộc nội chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nước ta giữa hai miền Bắc - Nam[2].

Có thể xem cuộc chiến tranh Việt Nam là một ví dụ tiêu biểu rất kinh điển (classic)  về cái giá nước bên thứ ba phải trả cho sự giằng xé nhau giữa các cường quốc. Trong trường hợp của mình, cái giá Việt Nam phải trả vô cùng đắt! Chết nhắm mắt không nguôi! Nhưng không phải để hận thù, mà để hiểu thấu nỗi đau của đất nước mình là nạn nhân đau thương nhất của cuộc chiến tranh lạnh này, tích tụ bản lĩnh và trí tuệ nhìn về phía trước.  

Xin đừng bao giờ quên: Vận mệnh đất nước ta trong thời kỳ này bị các cường quốc bán đứng cho nhau không dưới một lần. Cuộc chiến tranh này để lại cho đất nước ta những hệ quả tai ác đến hôm nay vẫn chưa sao thoát ra được! Hễ là người Việt Nam, nhất thiết phải đời đời không được quên cái giá đã phải trả này, để tất cả với ý chí tổ quốc trên hết, để tất cả với hoà giải và đoàn kết dân tộc cùng nhau từ nay trở đi luôn luôn phải giành bằng được quyền làm chủ vận mệnh đất nước mình, bất kỳ cái thế giới này xoay vần ra sao! Muốn sống thì phải như vậy. Đến hôm nay vẫn hoàn toàn chưa học được như vậy – (chủ đề này xin được bàn vào một dịp khác) . 

Sau chiến tranh thế giới II, (1) sự phát triển vũ bão của kinh tế thế giới là nguyên nhân quyết định nhất thay đổi sâu sắc sự vận động của các mối quan hệ kinh tế trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới đi vào giai đoạn phát triển mới. (2) Đồng thời, với sự xuất hiện của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc của thế giới thứ 3, chế độ thuộc địa hầu như không còn nữa. Đây là 2 yếu tố quan trọng nhất tạo ra bước tiến triển mới của văn minh nhân loại hôm nay: Thế giới hôm nay là thế giới của các quốc gia độc lập có chủ quyền; hệ thống thế giới XHCN không còn tồn tại; đồng thời chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, và chủ nghĩa thực dân mới cũng đều bị xoá sổ

Dù trải qua những bước thăng trầm, song nhìn chung các nước đang phát triển (còn được gọi là các nước phương Nam, là thế giới thứ 3)  ngày càng giữ vai trò quan trọng trên trường quốc tế, đã trở thành những tập hợp lực lượng quan trọng trong một số vấn đề nhất định của thế giới. Tuy nhiên, ngoài một số rất ít các quốc gia trở thành NICs, phần lớn các nước còn lại trong thế giới thứ 3 vẫn là thành phần chịu nhiều thua thiệt nhất trong quá trình toàn cầu hoá của kinh tế thế giới, một số không nhỏ các quốc gia vẫn đang ở trong trạng thái chậm phát triển. 

Với sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa, chiến tranh lạnh I kết thúc, mở ra thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Toàn cầu hoá kinh tế thế giới đi vào thời kỳ phát triển bùng nổ nhất cho đến nay, tiếp tục thay đổi sâu sắc bản đồ kinh tế thế giới và sự vận hành của nó suốt ¼ thế kỷ vừa qua, các khung khổ và thể chế quốc tế và khu vực ngày càng trở nên bất cập trước sự phát triển này.  

Thực tế khách quan nêu trên một mặt làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp mới trong lòng mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau ở phạm vi các cộng đồng, các khu vực và quốc tế - nguyên nhân chủ yếu là: sự phát triển không đồng đều; những khác biệt mới do các khoảng cách phát triển, khoảng cách giầu/nghèo và khoảng cách thu nhập gây ra; ngày càng nhiều thách thức mới truyền thống và phi truyền thống – đặc biệt là  những vấn đề: IS & nạn khủng bố, biến đổi khí hậu, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, di chuyển lao động, vấn đề di cư… 

Trong khi đó mặt khác kinh tế tri thức và cách mạng cộng nghiệp 4.0 trở thành động lực quyết định của phát triển, làm cho kinh tế thế giới ngày càng vận động như một thị trường lớn đồng nhất, điểm nổi bật là kinh tế của hầu hết mọi quốc gia trên toàn thế giới đều vận hành trên nền tảng của kinh tế thị trường với các nấc thang phát triển khác nhau. Đấy là nền kinh tế vận động *theo sự tương tác của các mối quan hệ giữa cầu và cung (demand and supply) , *thừa nhận quyền sở hữu cá nhân, *tự do thương mại.  

Một số nước hôm nay tự coi mình là XHCN (Trung Quốc, Việt Nam, Cuba…) , thực ra đây chỉ là cách gọi theo tính chất của chế độ chính trị, nền kinh tế của những quốc gia này thực tế vẫn là các nền kinh tế thị trường ở các mức độ như: kinh tế thị trường hoang dã, kinh tế thị trường kém phát triển, kinh tế thị trường của chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism) ..; hiện nay cả Việt Nam và Trung quốc đang vận động thế giới thừa nhận kinh tế của mình là kinh tế thị trường mà chưa được.  

Chính sự phát triển năng động nói trên đã sản sinh ra những khái niệm mới như thế giới phẳng (T. Friedman), sự cáo chung của lịch sử (F. Fukuyama) [3]. Thực ra thế giới hôm nay ngày càng nhiều khác biệt mới, những mâu thuẫn và thách thức mới, song lại vận động trên nền tảng thống nhất của kinh tế thị trường ở giai đoạn toàn cầu hoá phát triển cao nhất đến nay.  

Hiển nhiên, ngày nay các quốc gia trên thế giới phân chia thành thành 3 loại: Các nước phát triển, các nước đang phát triển, các nước chậm phát triển. Sự phân chia theo ý thức hệ như “nước tư bản chủ nghĩa”, “nước xã hội chủ nghĩa” không còn thích hợp. Đây không chỉ là vấn đề từ ngữ, mà là thế giới đã chuyển sang một thời kỳ phát triển khác, *với sự kết thúc của một lối tư duy và hành động theo ý thức hệ tồn tại từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, *với sự phá sản của mọi thứ “chủ nghĩa” đi kèm, *để hôm nay vận động trong những mối quan hệ tương tác của phân hoá/tập hợp lực lượng theo lợi ích mới[4].

 

II. Sự thai nghén quá trình thế giới sang trang hôm nay

           Quá trình toàn cầu hoá kinh tế mang lại cơ hội phát triển năng động cho mọi quốc gia, song tự nó không phải là bữa tiệc win – win hay free lunch cho mọi người, luôn làm nảy sinh những bất bình đẳng mới, mâu thuẫn mới (nghĩa là không “phẳng” như T Friedman nghĩ) , do đó làm xuất hiện nhiều vấn đề mới trong địa kinh tế và địa chính trị toàn cầu, dẫn tới phân hoá và tập hợp lực lượng mới ở mọi khu vực. Sự phát triển này hôm nay đang khơi ra chiến tranh lạnh lần thứ hai, đang bắt đầu dấy lên cuộc chạy đua vũ trang mới toàn cầu.

1.  Sự xuất hiện những nhân tố mới

 Từng chu kỳ, kinh tế thế giới có những cuộc khủng hoảng lớn. Song nhìn chung cả chiều dài thời gian từ sau chiến tranh thế giới II đến nay, có thể nói đây là thời kỳ kinh tế thế giới phát triển năng động nhất so với trước đó. Đặc biệt là từ khi phe XHCN sụp đổ, quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới đi vào một thời kỳ bùng nổ. Tuy nhiên ngay cả trong thời kỳ này, các số liệu thống kê của Liên hiệp quốc, của các thể chế lớn như WB, IMF, ADB… đều cho thấy hiện tượng xuyên xuốt là khoảng cách thu nhập giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển hơn tiếp tục ngày càng rộng. Trong lòng mỗi quốc gia cũng cho thấy: hiện tượng bất bình đẳng này ngày càng lớn. Đây chính là nguyên nhân đầu tiên của những mất ổn định mới và những vấn đề nảy sinh mới trong quá trình phát triển của mỗi nước cũng như trong toàn bộ quá trình toàn cầu hoá ở nấc thang mới hiện nay[5].  

Quan sát kinh tế thế giới, từ thập kỷ 1980s trở đi không thấy xuất hiện thêm một nước mới công nghiệp hoá (NIC)  nào khác ngoài những NICs mọi người đã biết trước đó. Khoảng cách Bắc – Nam tiếp tục rộng ra, xuất hiện những bất bình đẳng mới khác thường, ngày càng nhiều vấn đề mới nan giải giữa phát triển và tăng trưởng, v… v… 

Dưới đây xin nêu một số hiện tượng nổi bật qua sự phát triển của một số quốc gia để minh chứng.

 Trước khi bước vào đổi mới thời Đặng Tiểu Bình 1976, Trung Quốc có nền kinh tế với quy mô đứng ngoài tốp 50 các nước trên thế giới. Năm nay (2016) , nghĩa là sau 4 thập kỷ, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ 2 sau Mỹ, dự kiến sẽ vượt Mỹ vào năm 2025. Song sự phát triển kinh tế ở Trung Quốc có thể được xem là sự phát triển chứa đựng bên trong những bất công điển hình nhất, bao gồm các nấc phát triển từ hoang dã / dã man nhất (trong đó có cả sử dụng lao động trong tù, buôn bán nội tạng, vơ vét tài nguyên bên ngoài, sự can thiệp quyết liệt của chính trị, tệ nạn tham nhũng, gian trá tiền tệ, ăn cắp bản quyền, sử dụng chất độc hại, tàn phá môi trường…)  cho đến nấc phát triển hiện đại nhất. Khoảng cách thu nhập giầu/nghèo trong lòng quốc gia này cũng lớn hơn so sánh với hầu hết các nước khác trên thế giới…  Dù biện bạch thế nào, quốc gia này hiện có khoảng 20 trong số 100 tỷ phú hàng đầu thế giới, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới, trong đó Mỹ là con nợ lớn nhất. Trung Quốc khai thác triệt để lợi thế là thị trường tất cả các nước công nghiệp phát triển đều cần. Sự vơ vét tài nguyên và lợi nhuận trên thế giới của Trung Quốc được đánh giá là vượt xa chủ nghĩa thực dân mới một thời của phương Tây. Hiện nay Trung Quốc đang giữ thế thượng phong trong khối BRICS (Brasil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi)  chiếm ¼ GDP toàn cầu, chủ xướng ra Ngân hàng Phát triển hạ tầng Châu Á (AIIB) , đồng tiền Nhân dân tệ từ 01-10-2016 chính thức được đưa vào giỏ các đồng tiền tạo ra SDR (các đơn vị tiền tính bằng quyền rút vốn đặc biệt – SDR)  của IMF; từ nhiều năm nay đang ráo riết xúc tiến chiến lược bành trướng kinh tế một vành đai – một con đường (one belt – one road)  mong tái lập lại huyền thoại con đường tơ lụa. Ngay sau khi Trump trong tranh cử tuyên bố sẽ rút khỏi TTP, tại hội nghị cấp cao APEC họp ở Peru 11-2016 Tập Cận Bình vồ luôn: Trung Quốc sẽ là cơ hội cho cả thế giới, sẵn sàng thành lập cộng đồng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương thay thế… Trong khi đó quyền lực mềm của Trung Quốc tiếp tục vươn xa ở châu Mỹ Latinh (thường được coi là sân sau của Mỹ)  và châu Phi. Ngày 24-12-2016, giữa lúc cả thế giới chú ý vào lễ giáng sinh, tuần dương hạm Liêu Ninh cùng với 7 chiến hạm khác của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trên vùng biển Hoa Đông, (một hình thức “đáp lại” ngay tức khắc những gì Trump thắng cử đã nói về Trung Quốc và vấn đề Đài Loan) . Trên thế giới có không ít ý kiến nhắc lại cảnh báo xưa của Napoleon về con sư tử ngủ Trung Quốc và lời thú nhận của Nixon về một Frankenstein Trung Quốc, đồng thời cảnh báo tiếp: Cái Barbaric đang thắng cái Civilization (một tiếng nói tương tự như trong cuốn sách “Death by China’” của Navarro & Autry) !

 Thế giới đang chứng kiến một Trung Quốc ngày càng táo tợn, sẵn sàng lấp mọi chỗ trống, đặt ra những vấn đề mới về địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu, đang lặp lại chào mời với Mỹ chia đôi Thái Bình Dương, trở thành một cực ngày càng mạnh mà thế giới chưa biết kiềm chế như thế nào.

 Nước Nga của Putin đã ra khỏi thập kỷ chịu đựng những đổ vỡ ngay sau khi Liên Xô sụp đổ, trong đó giá dầu cao ở thập kỷ tiếp theo đã giúp Nga phục hồi đáng kể. Ngày nay Nga đã lấy lại được vị thế cường quốc quân sự (chỉ sau Mỹ về phương diện vũ khí hiện đại) . Hiện nay, một mặt do khát vọng phục hồi đế chế Nga – một đòi hỏi như một lẽ tất yếu để tồn tại trong tình thế một số nước thành viên trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) [6] vẫn muốn ly khai tiếp sự lãnh đạo của Nga. Trong khi đó các nước thuộc Liên Xô cũ không tham gia CIS và các nước XHCN Đông Âu cũ tiếp tục có thái độ đi hẳn với phương Tây, chống hoặc ngờ vực Nga – điển hình là vấn đề Ukraina. Mặt khác, do NATO ngày càng tập trung mũi nhọn vào Nga, buộc Nga phải tìm mọi cách từng bước lấy lại vị thế toàn cầu của mình. Việc Nga chiếm Crimea và tham chiến quyết liệt tại Syrie để bảo vệ đồng minh duy nhất của mình có thể xem là phản ứng mang tính sống còn. Hệ quả: Nga phải chịu những đòn nặng nề của cấm vận từ Mỹ và EU, lại trong tình hình những năm gần đây giá dầu rớt liên tục nên càng nguy khốn. Phương Tây có không ít dự báo nước Nga Putin sẽ sụp đổ. Nhưng Nga đã trụ lại được – chủ yếu nhờ thu nhập từ nguồn tài nguyên bao la của mình, sức mạnh quân sự có trong tay và chịu khắc khổ. Nhưng đặc biệt quan trọng là Putin đã quyết đoán dốc toàn lực chơi sát ván ở Syrie. Việc chiếm lại Aleppo từ phe đối lập đã giúp Nga đảo ngược được cuộc chơi, giữ được chế độ Assad, đẩy lùi phe đối lập nhưng không chú trọng chống IS, khẳng định được vai trò không thể thiếu của Nga ở Trung Đông và toàn cầu.   Tinh thần dân tộc ở Nga đã được dấy lên để hậu thuẫn những bước đi quyết liệt này của Putin. Nga hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong nước vì tiềm lực hạn chế, nhưng gần đây nhất số phiếu thăm dò tín nhiệm Putin vẫn tăng cao. Nga đã có những ký kết lớn hợp tác với Trung Quốc – trước hết trên phương diện kinh tế (400 tỷ USD cho những năm tới) , chủ động xúc tiến quan hệ Nga – Thổ - Iran cho các vấn đề ở Trung Đông không có Mỹ (Nga cố tình loại Mỹ để tạo thế mặc cả với Mỹ) . Tuy nhiên có thể nói đây là những cuộc hôn nhân bất đắc dỹ, vì mỗi bên có những lợi ích riêng không dung hoà được, có không ít các yếu tố khiến mỗi bên có thể trở thành mối nguy của nhau hoặc phá bỏ liên minh.

 Nắm bắt được rất sớm tình hình bầu cử ở Mỹ và chủ trương tìm kiếm một triển vọng chiến lược khác, ngay từ đầu Putin đã chủ động tỏ thiện chí với Trump, tập trung đả kích Obama / H. Clinton. Muốn hay không, vẫn phải thừa nhận sự can thiệp của Nga đã tác động nhất định vào bầu cử ở Mỹ, chống H. Clinton và có lợi cho Trump (cyber hack nếu có sẽ chỉ là một bộ phận của sự can thiệp này) . Hiển nhiên Nga đã chủ động mở ra khả năng mới hợp tác Nga – Mỹ và được Trump hưởng ứng. Đây là sự gặp nhạu của 2 cách nhìn khác thường; trong khi đó không thấy Nga có những bước đi gì đặc biệt với Trung Quốc. Dù lâm vào tình huống còn khó khăn nhiều bề, song báo chí Mỹ thừa nhận nước Nga Putin đã lấy lại phần nào vị thế Liên Xô cũ. Nghĩa là: Những tính toán của Putin đến đây đã thắng những tính toán của Obama, giành lại được thế chủ động về ngoại giao với tất cả các nước hữu quan  – nổi bật là việc Nga cùng với Thổ vừa qua đã thực hiện được ngừng bắn ở Syrie và gạt được Mỹ sang một bên.   

Mặc dù thế của Nga được cải thiện, nhưng sau chiến dịch Aleppo toàn bộ những vấn đề nóng bỏng ở Trung Đông / Bắc Phi – trước hết là các cuộc chiến tranh sắc tộc, vấn đề IS và vấn đề di cư – vẫn còn nguyên vẹn. Một số phát biểu của nhóm cố vấn Trump cho thấy có những dấu hiện Trump và Putin đang có những tính toán với nhau về những vấn đề của khu vực này.

Kinh tế Ấn Độ năm 2000 có quy mô xếp thứ 13 thế giới; năm 2016 đã vượt Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới. Sự phát triển này vấp phải sự canh tranh quyết liệt của Trung Quốc. Trong khi đó vấn đề biên giới giữa 2 nước vẫn tiếp tục nóng bỏng, việc Pakistan đi với Trung Quốc giữ thái độ thù địch với Ấn Độ càng làm cho tình hình phức tạp. Đối phó với uy hiếp này, Ấn Độ quyết tăng cường sức mạnh quân sự của mình, mặt khác đang cùng với Nhật và Úc cố vận động sự tham gia của Việt Nam để hình thành một tứ giác hợp tác và phòng vệ trong khu vực.

 Suốt hai thập kỷ nay các nước ASEAN nhìn chung vẫn giữ được sự phát triển và tăng trưởng kinh tế ổn định, là một cộng đồng kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao so với mọi khu vực khác trên thế giới, tự do hoá kinh tế trong nội nhóm ASEAN đạt những tiến bộ quan trọng theo hướng trở thành một thị trường thống nhất. Tuy nhiên tính cố kết của ASEAN còn đứng rất xa sự trông đợi của các nước thành viên. ASEAN có 2 điểm yếu nhất là (a) hợp tác kinh tế chưa mang lại được cho các nước thành viên sự gắn kết cần thiết, (b) chưa trở thành chỗ dựa của nhau về an ninh và chưa tao ra được sức mạnh chung của ASEAN cho an ninh của khu vực. 8 năm thời Obama sự có mặt của Mỹ trong khu vực không đủ cân bằng lại sự lấn tới quyết liệt của Trung Quốc, hệ quả là Trung Quốc đã bành trướng được một hệ thống các căn cứ quân sự xây trên các đảo lấn chiếm ở đây. Với sự phân hoá tiếp tục trong ASEAN trước sự lũng đoạn của Trung Quốc, đặc biệt là với hiện tượng Duterte, có thể nói Trung Quốc đã lấn át đáng kể ảnh hưởng của Mỹ tại đây, quyền lực mềm và rắn của Trung Quốc lũng đoạn ngày càng sâu hơn vào các nước trong khu vực. Phải chăng ASEAN đang đứng trước (hay đúng hơn là đã bước vào)  thời kỳ khủng hoảng về an ninh trước sự uy hiếp và can thiệp ngày càng tăng của Trung Quốc? Nếu tình hình khu vực nóng lên, có thể nguy cơ phân rã sẽ ngày càng lớn? Trước mắt, COC trong tình hình hiện nay đang trở nên xa vời, hoặc giả sử nếu ký kết được thì cũng chỉ có thể là một COC biến dạng (đánh lừa mọi người)  không có thực chất. Trong tình thế khu vực và toàn cầu như vậy, Việt Nam là nước dễ bị chấn thương nhất, trên một số phương diện có lẽ còn mong manh hơn thời kỳ 1979 - 1989.

  

2.  Đã xuất hiện sự suy yếu chung tương đối của phương Tây trước sự bành trướng toàn cầu của Trung Quốc, vì hai lý do căn bản:

 

(a)    Hệ thống kinh tế - chính trị của phương Tây bộc lộ những bất cập mới, những vấn đề mới chưa có lời giải trước những bước phát triển và thách thức mới của kinh tế trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, đang đi vào một thời kỳ khủng hoảng của nhiều vấn đề mới chưa có tiền lệ; cũng có thể nói đây là thời kỳ khủng hoảng tất yếu trong quá trình phát triển, thúc đẩy những quốc gia này phải tìm phương thức vận động mới, các giải pháp mới, tìm con đường mới. Có thể coi đây là sự suy yếu chung tương đối của phương Tây trong quá trình phát triển - nói thế hoàn toàn không có nghĩa là ngày nay Trung Quốc đã mạnh hơn phương Tây.

(b)    Sự phát triển của Trung Quốc mang tính chất quyết liệt gần như bằng mọi giá. Với triết lý mục tiêu biện minh cho biện pháp, với những lợi thế của kinh tế quy mô (economies of scales)  của một quốc gia trên 1,3 tỷ dân và còn đang tăng nữa, Trung Quốc đang tận dụng và phát huy hết mức những khả năng cả xấu và tốt văn hoá Trung Quốc có thể đem lại – nghĩa là không từ giá nào – để giành mọi lợi thế so sánh có thể trong toàn cầu hoá,  khai thác triệt để mọi khoảng trống hoặc khuyết tật không thể tránh được của toàn cầu hoá, đánh thẳng vào nhu cầu của đám đông ở mọi nơi hoặc lòng tham cố hữu của con người ở phạm vi toàn cầu để trục lợi lớn. Tất cả cho phục vụ khát vọng bá vương. Nói ngắn gọn, đấy là: Sự xuất hiện thô bạo của một cường quốc có nền kinh tế đông dân nhất thế giới với đặc sắc Trung Hoa thời hiện đại (“đặc sắc” được hiểu theo tư duy của Lỗ Tấn) , thế giới chưa biết kiềm chế thế nào. (Xin lưu ý cho, trong lịch sử, sự xuất hiện của một cường quốc mới luôn luôn là thô bạo – no pardon! – với thế giới chung quanh!)

 

Dưới đây xin nêu thêm một số nét về sự phát triển của phương Tây để làm rõ nhận đinh này.

 

-      Quan sát ¼ thế kỷ gần đây nhất – thời kỳ phát triển bùng nổ nhất của toàn cầu hoá kinh tế thế giới kể từ sau chiến tranh thế giới II)  – người ta cũng thấy khoảng cách thu nhập giầu/nghèo bên trong các nước phát triển vẫn tiếp tục gia tăng một cách nhạy cảm (Spence, Piketty) . Ngay tại Mỹ, năm 2008 khi Obama lên cầm quyền, có 30 triệu người phải sống nhờ vào chế độ cấp tem phiếu thực phẩm (một loại trợ cấp tiền bằng phiếu cho những người có thu nhập thấp chỉ được dùng để mua một số thực phẩm nhu yếu nhất định) , con số này năm 2016 là 46 triệu; cùng thời gian này nợ quốc gia của Mỹ từ 10 nghìn tỷ USD lên tới con số 19 nghìn tỷ USD – tương đương 100% GDP hiện nay của Mỹ; quá trình outsourcing 20 năm qua đã xoá xổ khoảng 70 nghìn doanh nghiệp Mỹ với sự xáo trộn xã hội nghiêm trọng vì số việc làm khổng lồ bị mất đi. Cùng với hiện tượng này là khoảng 15 triệu người mới nhập cư vào Mỹ với tất cả những xáo trộn mới trong kinh tế, văn hoá, xã hội… Ở Mỹ đã có những ngành nghề mất hẳn, thậm chí có một số ngành nghề hay công việc ngày nay chỉ có những lao động nhập cư thực hiện, tới mức: không có số lao động nhập cư này kinh tế Mỹ sẽ ách tắc hoặc khó tồn tại. Mỹ thừa nhận đã bị tụt hậu so với một số nước phát triển nhất về giáo dục, bảo hiểm y tế, phát triển kết cấu hạ tầng… Ở các mức độ khác nhau, hầu hết các nước phương Tây đều có những vấn đề nan giải tương tự.

 

-      Brexit là ví dụ điển hình của nguy cơ phân rã trong các tập hợp kinh tế đa phương hoặc khu vực, cụ thể ở đây là EU. Đương nhiên EU với đồng Euro đã mang lại nhiều thành tựu lớn cho châu Âu kể từ khi ra đời, song mặt trái của tấm huân chương có không ít vấn đề nan giải. Nguyên nhân cụ thể của Brexit là Anh không thể chấp nhận sự phát triển năng động của mình bị trói buộc vào một thể chế chung của EU được xây dựng trên không ít những nguyên tắc đồng thuận cồng kềnh. Những người ở Anh khởi xướng Brexit nói thẳng: Không thể đem lao động năng động và sáng tạo của Anh nuôi báo cô một số nước thành viên EU có năng suất lao động kém hẳn, càng không được cột đồng bảng Anh vào Euro, không được biến kinh tế Anh chỉ là một toa tầu sau cái đầu tầu Đức, thời buổi ngày nay không thể chấp nhận thể chế vận hành đầy quan liêu của EU và quốc hội EU… Ngay tại Đức, sự phản đối EU và đồng Euro cũng ngày càng tăng, vì người dân không muốn tiền đóng thuế của mình phải cõng những gánh nặng của EU – nhất là vấn đề nợ của Hy Lạp; đã xuất hiện đảng “Một phương án khác cho nước Đức” (the Alternative for Germany, đảng AFD với một cương lĩnh ly khai EU… 

 

-      Tại hầu hết các nước Tây Âu khác là thành viên EU cũng có những hiện tượng tương tự như Brexit, với các lý do cụ thể riêng biệt của từng nước. Marine Le Pen ở Pháp là nhân vật tiêu biểu cho xu thế này của các nước Tây Âu. Bà ta đã nói thẳng thừng các bức bối của Pháp và đang cổ vũ cho Frexit! Le Pen cũng không thể chấp nhận vị thế Pháp đứng sau Đức và Anh, đòi xoá bỏ Euro để lập lại con rắn tiền tệ nhằm lấy lại vị thế đồng Franc, coi Nga có những mối quan hệ tương đồng về văn hoá và lịch sử với Pháp do đó phản đối việc NATO chống Nga… Với những quan điểm kỳ thị chủng tộc, Le Pen kịch liệt chống vấn đề nhập cư, đặc biệt là chống Merkel trong vấn đề này. Trong giới quá khích của những nước này ít nhiều xuất hiện các hiện tượng gọi là mối nguy mầu nâu (die braune Gefahr)  – mối nguy của chủ nghĩa phát xít mới và mang tính bài Do Thái, (đang xuất hiện cả ở Đức và Nga và một số nước khác…) . Nhiều nước thành viên EU không tán thành việc kết nạp thổ vào khối này vì những nỗi lo về đạo Hồi…

 

Không phải vô lý tại tất cả các nước phương Tây, kể cả ở Mỹ, đã có những ý kiến phê phán toàn bộ hiện tượng này là biểu hiện suy đồi của dân chủ và các giá trị đạo đức. Song trên thực tế không bao giờ có thể có một cộng đồng nào hoàn hảo và những giải pháp nào vừa lòng được mọi bên, sự không đồng đều giữa các thành viên về phát triển là đương nhiên. Cùng với thời gian hoặc trước một bước ngoặt, những bất đồng khó hàn gắn xuất hiện là tất yếu.

 

-      Hầu hết các nước phương Tây, nói chuẩn xác hơn là giới kinh doanh của những quốc gia này, đều bị lợi nhuận kiếm được trong làm ăn với Trung Quốc quyến rũ, tha hoá; có những trường hợp họ đã trở thành con tin, đẩy nhiều chuẩn mực của đạo đức chính trị và những nguyên tắc quốc gia của nước họ xuống hàng thứ yếu (outsourcing của Mỹ và nhiều nước Tây Âu bằng mọi giá vào Trung Quốc là một ví dụ, hôm nay đang phải trả giá) . Thị trường Trung Quốc ngày càng trở nên không thể thiếu được đối với tất cả những quốc gia này, làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giầu/nghèo ngay trong lòng những quốc gia này, kèm theo không ít những hậu quả khó xử lý cho kinh tế và nội trị của họ. Chưa nói đến không ít những chính sách, biện pháp không thể thắng nổi những quy luật của kinh tế - ví dụ như các biện pháp bảo hộ hay phòng vệ đối phó với những tác động của hàng hoá giá rẻ, lao động rẻ, các dòng chẩy rất nhạy cảm của tiền tệ… Thực tế này đã tác động nghiêm trọng nhiều năm chính sách của các nước phương Tây. Ví dụ: Tình hình nghiêm trọng tới mức sẽ là không sai nếu nói rằng trong Brexit có cả những nguyên nhân Trung Quốc – chỉ cần quan sát chuyến đi thăm Anh vừa qua của Tập Cận Bình và những ký kết đạt được để có thể nhận ra điều này. Tại nhiều nước công nghiệp khác cũng vậy – có lẽ ngoại trừ Nhật, Hàn Quốc?..

 

-      Trong khi đó về phía Trung Quốc, những gì người dân phải gánh chịu cho quá trình mở cửa này, kể cả vấn đề môi trường bị huỷ hoại, bóc lột lao động thậm tệ… hầu như không phải là vấn đề đối với quốc gia khổng lồ này. Ngày nay, sự phụ thuộc của các nước phương Tây vào Trung Quốc không nhỏ, khả năng Trung Quốc trả đũa họ khi tình hình đòi hỏi không phải là dễ kiểm soát.

-     

-     

 

Tới đây có thể kết luận: (1) Các bước đi mới của Trung Quốc và Nga trên bàn cờ thế giới, (2) hiện tượng bài toán IS của thế giới và nhiều thách thức phi truyền thống khác đến nay chưa có lời giải, (3) xu thế thoái lui do suy yếu tương đối của phương Tây, (4)  tất cả những hiện tượng vừa nêu trên lại đang diễn ra trong bối cảnh mọi quốc gia trên thế giới phải đối mặt với những thách thức mới của kinh tế thế giới đi vào thời kỳ phát triển mới với cuộc cách mạng cộng nghiệp 4.0 và những đòi hỏi mới của quá trình toàn cầu hoá ở giai đoạn hiện nay – đấy là 4 nguyên nhân chính chuyển thế giới sang trang mới, với những năm tháng quyết liệt phía trước.

 Chưa thể nói trước thời kỳ biến động này của sự chuyển giai đoạn kéo dài bao lâu trước khi thế giới có thể định hình được giai đoạn phát triển mới của nó.

 Tất cả các nước đối mặt với một thế giới đang bước vào thời kỳ đầy biến động, nổi lên là những vấn đề:

 

(1)         kinh tế và quá trình toàn cầu hoá có nhiều khó khăn và thách thức mới – bao gồm cả vấn đề biến đổi khí hậu và những vấn đề phi truyền thống khác,

(2)         cục diện chiến tranh lạnh mới đang làm xuất hiện ngày càng nhiều điểm nóng, những vấn đề nóng, đẩy thế giới ngấp nghé chiến tranh lớn (tình trạng brinkmanship) , trong đó có khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông,

(3)         xuất hiện ở nhiều quốc gia khủng hoảng về đối sách; trong quan hệ với nhau nhiều nước đang có xu thế quay về lo cho chính mình tước đã, thiên về giải quyết vấn đề bằng sức mạnh (“hoà bình bằng sức mạnh”) ,

(4)         sự phân hoá và tập hợp lực lượng mới trong từng khu vực cũng như ở phạm vi toàn cầu đang làm thay đổi, thậm chí gây rối loạn hoặc đảo ngược nhiều quốc sách và các bước đi hiện có của mỗi quốc gia, nhiều nước lúng túng chưa có đối sách.

 Sẽ là sai lầm chết người nếu nhìn bước sang trang đầy biến động này của thế giới chỉ bằng con mắt ý thức hệ hay giáo lý dưới bất kỳ hình thức nào - ví dụ gọi đấy là khủng hoảng và giẫy chết của chủ nghĩa tư bản, là sự khẳng định cái tất yếu phải đi lên chủ nghĩa xã hội, hay đơn giản coi đây là hiện tượng của thời đại suy đồi đạo đức, đổ lỗi mọi khó khăn của nước mình cho bối cảnh thế giới, v… v… Cách nghĩ đầy cảm tính này chỉ đưa tới những mối nguy mới.

 Đúng hơn, những biến động kể trên đánh dấu bước ngoặt của thế giới đi vào một thời kỳ vận động mới trước những mới lạ và bất cập tất yếu so với nhận thức và khả năng thích nghi hiện có của con người và các quốc gia. Không có quốc gia nào lựa chọn được thế giới, mà chỉ có tất cả các quốc gia đều đứng trước đòi hỏi phải hiểu đúng sự vận động này của thế giới để lo quyết sách của mình: Khôn sống, dại chết!

  

3.  Suy nghĩ về những khả năng lựa chọn của Mỹ và tác động đối với thế giới

         Khi Obama thắng cử nhiệm kỳ I với khẩu hiệu “Change! Yes we can!”, nước Mỹ và thế giới đã thưởng cho không ít lời ca ngợi hào phóng. Kinh tế Mỹ thời Obama là một thành tựu rõ rệt. Trong thời kỳ này nước Mỹ có nền kinh tế phát triển ổn định hơn cả so với hầu hết các nước phát triển khác. Tuy vậy trong tranh cử, Trump đã phơi ra trước thế giới một nước Mỹ khác. Nước Mỹ của thoái lui (retreat)  trên nhiều phương diện. Nói chuẩn xác: thành tựu kinh tế 8 năm thời Obama không đủ để chặn đứng thoái lui.   

Chính quyền Obama không phải là tác giả của tình trạng thoái lui này, mà chỉ là người kế thừa và tiếp nó. Tình trạng thoái lui này – xuất hiện chí ít từ thời Bush; nhất là cuộc chiến tranh Iraq đã bào mòn sinh lực Mỹ và mang lại cho Trung quốc cơ hội vàng trỗi dậy như hôm nay. Như Trump dẫn chứng trong tranh cử: Lối mòn nước Mỹ đang đi hôm nay đang duy trì sự thoái lui này một cách nguy hiểm. Nước Mỹ tiếp tục ngày càng nhỏ đi so với các thách thức trong/ngoài ngày càng lớn và phức tạp nó phải đối mặt[7].  

Trump tranh cử đã đặt lên bàn nghị sự của nước Mỹ một loạt vấn đề chiến lược mang tính chất  

-      đoạn tuyệt lối mòn, tìm con đường khác, làm theo cách khác, xắp xếp cuộc chơi khác;

-      đòi hỏi trong mọi việc phải là “America first!” (nước Mỹ trước hết!) , “peace through strength” (hoà bình bằng sức mạnh) ;

-      tất cả nhằm mục tiêu chiến lược chấm dứt tình trạng thoái lui, làm nước Mỹ hùng mạnh trở lại!

 Tính chất sang trang của thế giới hôm nay đặc biệt quyết liệt là ở những điểm nêu trên. Đánh dấu bước ngoặt có liên quan đến hầu hết mọi quốc gia. Quyết liệt đến mức hơn một nửa nước Mỹ bỏ phiếu cho H Clinton – xin nói một cách hình ảnh như vậy – cho đến hôm nay vẫn không muốn tiêu hoá hoặc chưa tiêu hoá nổi, nhiều người vẫn tiếp tục xỉ vả Trump. Còn thế giới thì sững sờ trước sự thật như đinh đóng cột “Thời khắc của bước ngoặt đã điểm và không đảo ngược được nữa!”, lúng túng, hồi hộp, cân nhắc, có một số ít đã nhạy bén quyết đi theo xu thế của cuộc chơi mới. 

Nét nổi bật thứ nhất thời Trump có thể sẽ là “America first!”, nghĩa là làm gì đi nữa nước Mỹ sẽ phải là trước hết, sẽ ít đi những thứ chiếu cố lợi ích chung hay tập thể, ưu đãi, bố thí… Sẽ xem lại NAFTA và đóng góp của các nước thành viên NATO. Sẽ cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn. Muốn hưởng cái gì từ Mỹ sẽ không có miễn phí. Thậm chí có thể quên đi/bỏ qua đối tác nếu không đáp ứng “America first!”… Sẽ có không ít trường hợp nguyên tắc “America first!” bị coi là vô đạo đức, như Trump đã nói toạc ra: TTP không cần đối với Mỹ, Nga chiếm Crimea không phải là cái mắc mớ đối với hợp tác Mỹ - Nga sắp tới, coi việc Mỹ của Obama bỏ phiếu trắng nhờ đó HĐBA đã thông qua được nghị quyết đòi Israel chấm dứt xây dựng trên đất Palestine là không chấp nhận được, vân vân… Với “America first!”  sẽ không có chuyện Mỹ làm sen-đầm (gendarmerie)  quốc tế - mọi thứ đều phải trả tiền, càng không có chuyện làm sen-đầm hiệp sỹ…  

 Nét nổi bật thứ hai là “Peace through strength” (hoà bình bằng sức mạnh – theo cách nghĩ của Roosevelt, Reagan, tham khảo thêm bài 3) , được hiểu là loại bỏ những chuyện đạo lý / pháp lý lằng nhằng lôi thôi, cái gì cần làm và có thể thì dùng sức mạnh. Rõ nét nhất là những phê phán của Trump về cách làm ăn của Trung Quốc đối với Mỹ, nói ra những điều trừng phạt mà có người lo có thể xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung… Trump phê phán cái trục xoay là nửa vời và gần như là chết yểu thời Obama, những gì chính quyền này đã làm trên thực tế là vô hiệu hoá nó; dùng TTP để bọc (contain)  Trung Quốc là chuyện hão huyền; nước Mỹ tôn trọng một Trung Quốc nhưng không thể trói buộc Mỹ vào quy định này… Trump chủ trương tăng cường lực lượng hải quân Mỹ lên 350 tầu chiến (hiện nay là 274)  để đối phó với Trung Quốc đẩy mạnh vũ trang và để bảo vệ tuyến hàng hải Malacca… Đương nhiên còn phải chờ Trump nói thế nhưng sẽ làm được tới đâu, nhưng trước mắt người ta thấy cuộc điện đàm mấy phút của Trump với Thái Anh Văn có lẽ khiến Trung Quốc đau đầu hơn những gì mà cái trục xoay của H Clinton đã làm trong nhiều năm tháng. 

Một bóng dáng khác của hiện tượng “peace through strength” là nội các đang được thành lập của Trump gồm khá đông các tỷ phú và các tướng quân sự diều hâu. Ngay tại Mỹ không ít ý kiến lo lắng gọi đấy là một dạng nội các thân hữu (a crony cabinet)  chưa hề có trong lịch sử nước Mỹ, đặt câu hỏi: Trump quyết đoán, hay là liều mạng? Thành công hay thất bại gần như là 50/50! 

Dưới đây xin nêu lên một suy nghĩ về bộ 3 Mỹ – Nga – Trung trong bức tranh thế giới hôm nay.

 Những gì đã nói ra lời và việc bố trí nhân sự đến nay cho thấy chiều hướng Trump muốn cải thiện quan hệ với Nga – bao gồm cả việc kéo Nga ra xa Trung Quốc, để dồn nỗ lực ứng xử cứng rắn với Trung Quốc. Lý do có thể là:

 

-      Nga đang có nhu cầu cải thiện quan hệ với Mỹ để giữ được thế mạnh đã lấy lại được và tìm đường sớm ra khỏi những khó khăn nhiều mặt hiện nay.

-      Mỹ có nhiều lợi thế để thoả hiệp đi tới hợp tác với Nga trong chia nhau ảnh hưởng ở Trung Đông, qua đó có thể cùng với Nga kiềm chế Thổ và Iran, đồng thời tìm cách san bớt gánh nặng của Mỹ ở Trung Đông cho Nga. Khả năng này là hiện thực đối với cả Mỹ và Nga, nhất là trong bối cảnh hiện nay Nga cần ưu tiên củng cố vị thế mới giành được ở Trung Đông vừa qua và cần đẩy mạnh đòi giải toả cấm vận, hơn là phân tán lực của mình cho bành trướng ảnh hưởng tại những nơi khác.

 

Như vậy là có sự gặp nhau giữa hai bên ở thời điểm này.  

 

-      Nếu hợp tác Mỹ - Nga được tạo ra như vừa trình bầy, căng thẳng hiện nay giữa NATO và Nga sẽ giảm  bớt, điều mà cả Trump và Putin đều muốn, cả hai đã công khai ngỏ ý sẵn sàng cho triển vọng này. Giả định nếu hợp tác này phát triển xa nữa, chi phối bàn cờ thế giới trong tình huống nào đó sẽ không hẳn chủ yếu là do quan hệ Mỹ - Trung chi phối, mà có thể sẽ là do cuộc cờ tay 3 Mỹ - Nga – Trung; trong trường hợp này thế giới có thể sẽ dễ thở hơn đối với Frankenstein Trung Quốc. Nỗ lực của Trump theo hướng này hợp với logic và có lý về nhiều mặt – cả trên phương diện  Nga có văn hoá gần gũi với phương Tây.

 

Đương nhiên, trong cuộc đấu tay 3 như thế, một khi một bên đổi cách chơi với một bên khác trong cỗ máy bộ 3 này, các nước bên thứ ba hữu quan sẽ có những việc phải vắt chân lên cổ mà chạy nếu như không tự tại sẵn cho mình khả năng dĩ bất biến ứng vạn biến. Đây cũng sẽ là vấn đề trực tiếp liên quan đến vận mệnh của Việt Nam.

 

-      Trung Quốc đang gây tổn hại lớn cho kinh tế Mỹ, đã tạo ra chỗ đứng khó đảo ngược trên Biển Đông, uy hiếp nặng nề các nước trong vùng (một phần còn do phản ứng của các nước trong vùng quá yếu) , đang muốn lấn nữa lên biển Hoa Đông, lâu dài muốn uy hiếp hay kiểm soát con đường hàng hải Malacca. Thời gian đang ủng hộ Trung Quốc đi theo hướng này nếu Mỹ cứ tiếp tục ngập ngừng như những năm qua. Trung Quốc hiện nay có thể ăn miếng trả miếng nhất định với Mỹ, chủ yếu trong kinh tế, song hầu như không thể trong quân sự. Trung Quốc có thế mạnh tuyệt đối so với các nước trong khu vực, song không phải vì thế mà muốn làm gì cũng được tại đây. Từ 02-1979 đến nay đã có một số ví dụ chứng minh như vậy. Hiện nay Myanmar và Mông Cổ là hai ví dụ đáng học hỏi trong độc lập với Trung Quốc trên một số phương diện. Trung Quốc đang tiềm tàng những khủng hoảng lớn trong nội trị và kinh tế, không có nhiều đồng minh, và dễ bị cô lập trong thế giới nếu hiếu chiến. Nghĩa là khả năng bị chấn thương không nhỏ nếu Trung Quốc dùng bạo lực quân sự áp đặt ý muốn của mình. Hơn nữa, hiện tại Trung Quốc vẫn không thể đọ được với Mỹ về mọi mặt. Mối nguy lớn nhất từ phía Trung Quốc cho đến nay vẫn là quyền lực rắn của kinh tế mở đường và hậu thuẫn cho quyền lực mềm Trung Quốc lũng đoạn đối phương – nhất là trong khu vực Biển Đông.  

 

-      Có thể Trump cho rằng đã đến lúc phải chặn đứng xu thế bá quyền nói trên của Trụng Quốc trước khi quá muộn, hiện nay như thế là muộn. Đến lúc này Mỹ còn nhiều phương tiện trong tay – kể cả so sánh thực lực, vấn đề Đài Loan… – để chặn đứng xu thế Trung Quốc lấn tới.

 

-      Trong các đồng minh của Mỹ, nổi lên là Nhật đã sẵn sàng thích ứng với bước ngoặt mới này của thế giới: những năm gần đây đã vươn lên tự chủ về quốc phòng – bao gồm cả những nỗ lực đang diễn ra cho vận động việc sửa đổi hiến pháp, xúc tiến những bước đi mới củng cố khả năng tự phòng vệ, tháng 11-2016 phê duyệt quân đội Nhật tham gia các hoạt động cứu trợ gìn giữ hoà bình của Liên hiệp Quốc; đẩy mạnh phát triển những mối quan hệ trong khu vực. Đáng chú ý là Nhật đã chủ động làm dịu tranh chấp với Nga chung quanh vấn đề quần đảo Kuril (Chishima) . Bất chấp ngăn cản của Obama và G7 (liên quan đến cấm vận) , thủ tướng Abe tháng 5-2016 đã chủ động thăm Nga đặt vấn đề cải thiện quan hệ. Tháng 12-2016 Abe gặp Putin lần thứ 2, tạo ra triển vọng ký kết hiệp định hoà bình thời hậu chiến, đẩy mạnh hợp tác kinh tế hai nước. Báo chí bình luận tư duy mới của Abe đang làm tan băng quan hệ Nhật – Nga. Ngày 17-11-2016 Abe đã gặp Trump ngay sau khi Trump đắc cử, khẳng định đẩy mạnh quan hệ Nhật – Mỹ sắp tới. Có thể nói Nhật đã chủ động trước bước ngoặt, sẵn sàng đảm nhiệm vai trò khu vực của mình, đang cố gắng ở mức cao nhất đối phó với leo thang của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, đồng thời tiếp tục thuyết phục Trung Quốc gìn giữ hoà bình (găp gỡ Abe – Tập Cận Bình tại Peru 11-2016 nhân dịp họp cấp cao APEC) .

 

-      Trong tầm nhìn có thể lượng trước được – ví dụ đến giữa thế kỷ này, hầu như khó/không có thể xảy ra tình huống Nga và Trung Quốc chuyển sang chế độ dân chủ hoặc sụp đổ do khủng hoảng, càng không có chuyện Mỹ sẽ sụp đổ vào thời điểm này như có người nghĩ. Nghĩa là trong khoảng thời gian lượng định được ấy, bộ 3 Mỹ - Nga – Trung vẫn là các diễn viên chính trên sân khấu thế giới với những quan hệ chồng chéo nhau rất phức tạp và đầy biến động. Trong khi đó EU quá bận rộn với chính mình, hoặc có thể xuất hiện thêm các trường hợp “exit” khác.

-     

 Trump thắng cử không phải là thánh nhân và có phép tiên. Ông ta chỉ là người đã thấy được cái lối mòn tai hại của nước Mỹ và cả gan muốn loại bỏ nó, bằng những ý định rõ ràng. Mọi việc Trump đã nói ra đúng/sai, khả thi hay không khả thi, thực hiện được đến đâu, thành bại ra sao, trả giá thế nào.., tất cả còn ở phía trước. Trong một loạt vấn đề thuộc các lĩnh vực kinh tế, nội trị - đặc biệt là vấn đề người nhập cư, tăng cường quốc phòng… có thể dự báo Trump quyết làm tới mức cho phép, như đã nói ra trong tranh cử, bởi vì đó là con đường bắt buộc phải đi để tăng cường thực lực của Mỹ.  

Song trong hàng loạt các vấn đề song phương / đa phương, Trump sẽ gặp không ít khó khăn ngay tại nước Mỹ lúc này – ví dụ: những vấn đề kinh tế và nội trị, vấn đề Israel/Palestine, vân vân.., và trong các đồng minh của mình – ví dụ các vấn đề của NATO/Nga, NAFTA, vấn đề Nga ở Baltic và Trung Đông, vân vân... Đồng thời các đối thủ của Mỹ - trước hết là Trung Quốc và Nga – đều không ít tham vọng, sự kháng cự hay đối phó sẽ là quyết liệt và sảo quyệt mà chắc gì Mỹ đã hơn được, cứ xem Nga tại Syrie và Trung Quốc tại Biển Đông thì đủ rõ. Nhiều khả năng Mỹ thời Trump sẽ tạo ra được những bước đi đột phá – trước hết là trong quan hệ với Nga, song cái giá phải trả sẽ không nhỏ trong căng thẳng kinh tế với Trung Quốc và vấn đề Đài Loan – để xem Trump có giá trả giá hay không, sẽ không ít biến động và tác động đối với cả thế giới, đặc biệt là các nước bên thứ ba…  

Sự phát triển của Mỹ không phải chỉ góp phần mình tạo ra bước ngoặt này của thế giới, mà chính nước Mỹ – dù hiện thời mới chỉ là một nửa nước Mỹ đã bầu Trump, cũng đã lựa chọn đi vào bước ngoặt này của thế giới hôm nay, chấp nhận những rủi ro hoặc cơ may khó lường một cách rất Mỹ. Mặc dù kinh tế Mỹ sau bầu cử vẫn đang trên đà tốt, báo chí Mỹ đặt câu hỏi: Năm 2017 sẽ là năm của những mong đợi hay sợ hãi? 

Không nước nào có thể lựa chọn được thế giới. Nhưng thế giới sẽ lựa chọn sự ứng xử của mỗi nước, không sót một ai. 

Trong bước sang trang này của thế giới có nhiều dấu ấn của sự xuất hiện những nhân vật nổi bật như cặp đôi người hùng Trump – Putin đang dẫn cuộc chơi lớn (Harald Biermann – Đức) , như Abe nhạy bén một cách chính xác tạo ra một thế cờ mới cho Nhật và trong khu vực, như một loạt các nhân vật cực hữu ở nhiều nước Tây Âu muốn ra khỏi trì trệ hiện nay, như các thủ lĩnh của những quốc gia sẵn sàng ứng phó với cục diện mới như Đức, Ấn Độ, Úc, Singapore, Indonesia… Tất cả hình như đang nói lên bàn cờ thế giới chỉ dành chỗ cho những quốc gia thức với bước ngoặt này, không kể lớn nhỏ và trình độ phát triển. Nếu đứng ngoài hoặc không có cách gì tham gia được vào bàn cờ, nhiều khả năng nhất là sẽ trở thành quân cờ.  

Trung Quốc đang kín tiếng. Đến nay, ngoài phát biểu của Tập Cận Bình đã nói với báo chí ở Peru nhân dịp họp cấp cao APEC 11-2016 và sự phản đối của ngoại trưởng nước này về cuộc điện đàm phá lệ, chỉ có báo chí xỉ vả Trump, kèm theo là cảnh báo sẽ dùng quân sự chiếm Đài Loan và sẽ cho Mỹ nếm biết sức mạnh quân đội Trung Quốc. Báo chí đưa tin hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và thê đội chiến hạm hộ tống đang đi tiếp về Biển Đông, nhiều tên lửa đang được tập kết xuống Hải Nam để bố trí tại các đảo đã lấn chiếm ở Hoàng Sa, Trường Sa. Mặc dù vậy, gần đây Trump vẫn nói sẽ cân nhắc việc gặp Thái Anh Văn (đòn cân não?) .

 

III.     Phần kết: Một số điều rút ra

 

Thế giới được chứng kiến một bi hài kịch chưa từng thấy trong kịch sử Mỹ: Trong khi Obama tận dụng những ngày nắm quyền cuối cùng của mình thực hiện một số việc mà báo chí Mỹ gọi là đặt chướng ngại vật gây khó cho Trump khi lên nắm quyền – như vận động hai viện của Mỹ thông qua đạo luật cấm khai thác dầu và đá dầu vùng Bắc Cực để chống lại chính sách năng lượng của Trump.., thực hiện trừng phạt Nga về cyber hack.., thì Putin lại cao giọng bỏ qua không chấp vặt, nói ngay: Nga không cần trả đũa. Trump cũng khen Putin ngay lập tức: như thế là thông minh, để cùng nhau lo việc lớn! Câu chuyện diễn ra nhanh hơn chớp mắt, New York Time / NEIL MacFARQUHAR 31-12-2016 viết: Với Trump, ngày thứ năm Nga là kẻ thù của Mỹ, ngày thứ sáu Nga là bạn của Mỹ (ngày thứ năm 29-12-2016 Obama ban bố việc trừng phạt Nga về cyber hack, ngày thứ sáu 30-12-2016 Trump khen Putin) . 

Hình như Trump và Putin đang là hai chính khách khuấy đảo lớn sân khấu chính trị thế giới? Ít nhất thì một cú hích đã xảy ra thúc đẩy quan hệ Mỹ - Nga. Ít nhất Mỹ, Nga và EU đang có chung mối lo nóng bỏng về Trung Đông/Bắc Phi, IS, nạn di cư. Phải chăng đây là một sự chuyển động mới về tập hợp lực lượng cho mối lo chung này? Tất cả đang nói lên thế giới hôm nay không phải là thế giới hôm qua, với một vận tốc chóng mặt của chuyển đổi, với những thay đổi phá mọi trật tự và quan niệm đang tồn tại, với tính quyết liệt “Hoặc là – hay là,,!” (“either – or!” – “entweder – oder!”)  không khoan nhượng với bất kỳ quốc gia nào!  

Đương nhiên, một sân khấu thế giới với 3 diễn viên chính là Mỹ - Nga – Trung đang là một thực tế hiện hữu. Mối nguy Frankenstein Trung Quốc có thể đem lại cho thế giới, nhất là cho khu vực Đông Nam Á không phải là sự tưởng tượng.  

Song cân nhắc mọi bề, kể cả tình hình nội trị Trung Quốc, có thể đánh giá (a) Trung Quốc dù sắp tới có GDP sẽ vượt Mỹ, nhưng thời kỳ Trung Quốc thoả sức vơ vét lợi nhuận và tài nguyên trên thị trường thế giới theo kiểu à la chinoise đã qua rồi, vì nhiều nước không thể khoanh tay chấp nhận; (b) hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều phải quan tâm xử lý những hệ quả xấu trong kinh tế nước mình do làm ăn với Trung Quốc, mặc dù thị trường Trung Quốc trước sau vẫn quan trọng đối với họ; (c) bản thân Trung Quốc cũng phải quan tâm nhiều hơn đến phát triển hướng nội, trước hết vì những lý do vừa nêu và vì nhiều đòi hỏi phát triển khác bên trong Trung Quốc; (d) đặc biệt quan trọng là toàn cầu hoá kinh tế ở nấc thang hiện nay – nhất là cách mạng công nghiệp 4.0 đang dẫn đến những thay đổi đột phá mới trong sản xuất và kinh doanh - với đặc điểm là ngày càng nhiều sản phẩm mới, sản phẩm thay thế mới và những dịch vụ mới, đồng thời cũng làm xuất hiện những nhu cầu mới (demand side)  … - thực tế này đòi hỏi mọi quốc gia phải thay đổi quyết liệt cơ cấu kinh tế của mình, kể cả Trung Quôc. Ngay trước mắt lao động cơ bắp ngày càng thu hẹp, công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường đang bị loại bỏ không thương tiếc… Có thể nhân định: Trong bước ngoặt này của thế giới các nguy cơ Trung Quốc còn nguyên vẹn – nhất là đối với khu vực Đông Nam Á, nhưng Trung Quốc không mạnh lên. Trong bối cảnh như vậy, khả năng một Trung Quốc hiếu chiến bá quyền bị chấn thương hoặc thậm chí bị trừng phạt sẽ ngày càng lớn. Thế giới vẫn dành chỗ cho một Trung Quốc phát triển có trách nhiệm với thế giới. 

Mỹ với Trump không còn TPP nữa, đáng tiếc, song không phải là tổn thất chết người đối với nước ta. Nếu nhìn rõ bước ngoặt thế giới sang trang hôm nay, nước ta nên coi đây là một thách thức quyết liệt, đòi hỏi ráo riết phải nâng cao khả năng cạnh tranh. Xin nói hình ảnh thế này: Có TPP, nước ta phải nỗ lực 1. Không có TPP nước ta phải nỗ lực 2 nếu muốn sống sót, tồn tại được và phát triển tiếp. Có con đường nào khác không? Hiện nay năng suất lao động của nước ta đã đứng gần bét ASEAN – một lao động Singapore làm ra của cải bằng 23 lao động Việt Nam, năng suất lao động nước ta 20 năm nữa mới đuổi kịp Philippines hôm nay, 50 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan… Sống chết phải cải cách thể chế chính trị, kiện toàn đất nước mọi mặt, để khắc phục sự tụt hậu này. Bởi vì trong thế giới hôm nay, tụt hậu này dẫn tới ách nô lệ tự chuốc lấy, nước ngoài không cần động tay! 

Cả thế giới đang đứng trước một keo vật Mỹ - Trung có thể là quyết liệt trong quan hệ song phương về kinh tế và về vấn đề Đài Loan, chưa nói đến những tác động phức tạp của những vấn đề khác trong quan hệ đa phương. Dứt dây động rừng, sóng gió chắc chắn sẽ va đập vào ĐNÁ – trong đó có nước ta. Nước ta sẽ chịu vật vờ theo sóng gió, hay là phải tồn tại và đứng vững được trong sóng gió hôm nay? Nước ta phải tìm câu trả lời – hoặc sống hoặc chết!  

Xin nhớ cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời sau chiến tranh thế giới II ngay lập tức đã bị các đế quốc cự tuyệt, phủ nhận, quyết xoá bỏ. Hệ quả là đất nước ta bị đẩy vào cái cối xay thịt của thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn không cưỡng lại được, với mọi hệ luỵ đau khổ cho đến hôm nay vẫn chưa thoát ra được - như đã nói trong phần I. Kinh nghiệm xương máu ấy chẳng lẽ vô nghĩa đối với chúng ta lúc thế giới bước sang trang hôm nay? 

Khác với nước VNDCCH hồi ấy chìm đắm trong những cuộc chiến tranh bị thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn dồn vào, hôm nay Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất, có chủ quyền, có sản phẩm bán tại khắp thế giới, có hầu hết những nước quan trọng trên thế giới là các đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện, có triển vọng trở thành một nền kinh tế giầu mạnh ở Đông Nam Á. Song tất cả những điều tốt đẹp này không tự nó giúp nước ta tránh được số phận như đã từng bị đẩy vào sau chiến tranh thế giới II, nếu trong thế giới sang trang hôm nay nước ta không tự đứng lên giành lấy cái quyền tự định đoạt lấy vận mệnh của mình, dứt khoát không bám đuôi ai, cũng không bán linh hồn cho ai, cũng không buông tay hay tự trói mình trước bất kỳ bạo quyền bên ngoài nào! Cái quyền tự quyết định ấy phải đấu tranh thường xuyên bất kỳ lúc nào mà giành lấy! Đời này chẳng có gì và cũng không khi nào có gì cho không cả - như tôi đã viết trong bài 4! 

Khác với VNDCCH sau chiến tranh thế giới II, – chúng ta hồi ấy vừa không đủ thông tin - nghe gì biết vậy, nói gì theo vậy, ngoài bầu nhiệt huyết được hun lên hầu như cũng chẳng được lựa chọn gì. Cái thế giới 2 phe 4 mâu thuẫn cứ khoác lên nước ta cái nó muốn như là một định mệnh. Ngày nay chúng ta sống trong biển cả mọi thông tin cần thiết để hiểu được thế giới này và sự vận động của nó, có trí tuệ và kinh nghiệm của nhân loại đủ để cho chúng ta tiếp thụ, học hỏi, tự khai minh chính mình để tìm ra cho mình và cho đất nước con đường hôm nay phải đi. Hơn thế nữa, ngày nay chúng ta vừa có quyền, vừa có điều kiện thực hiện sự lựa chọn của mình.  

Nhưng có thực là chúng ta đang sử dụng cái quyền và những điều kiện này không? Hay là chúng ta đang vứt bỏ chúng? – chỉ vì mọi sự vô minh, hèn kém và sợ hãi? Hay là chúng đã/đang bị tước đoạt khỏi chúng ta? – bị tước đoạt và tước đoạt nhau ở phạm vi từng cá nhân không phân biệt bất kỳ ai. Và bị tước đoạt ở cả tầm vóc quốc gia!  

Hôm nay, nếu một lần nữa để đất nước ta rơi vào vòng nô lệ tự chuốc lấy, mỗi người Việt chúng ta dù là ai chỉ có thể buộc tội chính mình,  không thể đổ lỗi cho ai khác được! Quyền và tiền càng nhiều, tội càng lớn! Trong những bài viết năm 2015 góp ý với Đại hội XII ĐCSVN, tôi cũng đã nói rõ: Để đất nước có nhiều khó khăn, bê bối như hiện nay không một đảng viên nào vô can! – trong đó có tôi. Độc lập quốc gia có được hơn 40 năm rồi, song đấy không phải là sự bảo đảm mặc nhiên cho phép nước ta miễn nhiễm khỏi cái ách nô lệ tự chuốc lấy ấy. Ngày hôm nay, cái lệ thuộc và phụ thuộc vào bên ngoài đang từng phút từng giờ gặm nhấm cái độc lập quốc gia chúng ta đang gìn giữ, đang xô đẩy không ngừng nghỉ nước ta vào cái ách nô lệ tự chuốc lấy! Sự tha hoá này chẳng kiêng tha cái gì của đất nước chúng ta! 

Những gì đất nước chắt chiu xây dựng nên được 40 năm nay phải trả cái giá đắt lắm, phải cố gìn giữ để phấn đấu tạo sức đi tiếp. Hay là cam chịu để cho chế độ chính trị của đất nước tha hoá tiếp? Đành khoanh tay chờ đến một ngày nào đó ruỗng mục sẽ dẫn tới tự sụp đổ trong cảnh nồi da xáo thịt? Đã có những suy nghĩ như vậy trong lòng đất nước, bởi vì mất niềm tin ĐCSVN có thể cải cách đổi đời cứu nước và thay đổi chính mình! Giữa lúc đất nước đang tìm đường bước vào quốc gia khởi nghiệp với nhiều hy vọng! Giữa lúc đất nước đang ngấp nghé bên miệng hố chiến tranh của khu vực và sự can thiệp ngày càng nguy hiểm của bên ngoài! Giữa lúc hoà bình ở Đông Nam Á và bạn bè khắp thế giới mong mỏi có một Việt Nam góp phần xứng đáng vào an ninh, ổn định và phát triển của khu vực… Có cam chịu như thế không?  

Đi tiếp trên con đường mòn đang đi bốn chục năm nay sẽ không chỉ có chuyện năng suất lao động tiếp tục tụt hậu. Nguy hiểm hơn nữa là mọi thành quả chắt chiu được và chế độ chính trị của đất nước đang lừng lững tiến về hướng tự sụp đổ - vì những nguyên nhân bên trong và vì sóng gió từ bên ngoài tại bước ngoặt hôm nay của thế giới. Có phải như vậy không? Làm gì chặn đứng lại cái chết từ từ nhưng lừng lững như ung thư này? 

Hôm nay nước nào đi tiếp trên con đường món cũng chết, kể cả Mỹ (xin đọc lại bài 1) . Đã đến lúc phải tự dứt mình ra khỏi cơn mê ngủ hiện nay để nhìn nhận lại tất cả. Ví dụ, mê ngủ đến mức Bộ trưởng công thương đang cả quyết đến cùng bảo vệ thép Cà Ná, cho rằng nó an toàn với môi trường. Giả thiết rằng nó an toàn thật và Bộ trưởng không tư lợi, thi Bộ trưởng vẫn sai nghiêm trọng về chiến lược, ở chỗ dự án này sẽ tiếp tục kéo đất nước lùi sâu thêm vào công nghiệp của sản phẩm hạ nguồn, tiếp tục biến nước ta thành bãi thải công nghiệp cho bên ngoài – giữa lúc nước ta có mật độ dân sô cao nhất châu Á và đang vô cùng thiếu không gian và môi trường sinh sống, giữa lúc thế giới đã bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Nếu cho rằng Cà Ná không còn gì hơn là làm thép để mà sống thì càng mê ngủ nữa! Đất nước đang đầy rẫy những cái mê ngủ như thế! Nhất là trong hệ thống chính trị và trong bộ máy quản trị quốc gia, trong quan điểm phát triển – đặc biệt là trong tôn trọng các quyền của dân, mê ngủ không thể tưởng tượng được – không hiếm trường hợp nhìn dân thành địch! Hơn ai hết, Việt Nam rất cần hoà bình, hữu nghị, có sự tôn trọng lẫn nhau về độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc. Muốn lắm! Muốn đời đời chứ không phải nhất thời. Nhưng mê ngủ thế này thì không bao giờ có được! Vân vân… 

 Phải làm gì và làm thế nào? Câu trả lời tôi đã xới lên trong phần kết của bài 1, xin hứa sẽ suy nghĩ tiếp.

 

Tới đây chỉ xin nói thêm về ĐCSVN.

 Dù ai nói ngả nói nghiêng, như đã viết trong bài 1 – trước sau tôi vẫn kiên trì cho rằng ĐCSVN có trách nhiệm đạo đức chính trị và đồng thời có trách nhiệm ràng buộc pháp lý về việc phải làm như đã ghi trong Hiến pháp. Đó là phải đứng lên thực hiện cuộc cải cách toàn diện, đưa đất nước ra khỏi đường mòn để bước vào thế giới sang trang hôm nay. Bởi vì đây là đảng duy nhất đang nắm trong tay vận mệnh đất nước. Làm được hay không – sẽ có nghĩa là còn Đảng hay không?! Xin lưu ý: Giả thiết trong kháng chiến chống Mỹ, ĐCSVN không làm được vai trò lãnh đạo cuộc kháng chiến này, ĐCSVN còn tồn tại hay không? Trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay ĐCSVN cũng phải như vậy thôi! 

Suy nghĩ này của tôi dựa trên lý trí – vì không như thế sẽ chỉ có bạo loạn, lật đổ, sụp đổ do mọi tác nhân bên trong và bên ngoài. Suy nghĩ này của tôi dựa trên pháp lý – bởi vì đã giành lấy về mình quyền lãnh đạo đất nước như ghi trong Điều 4 của Hiến pháp, thì ĐCSVN phải nghiêm túc hoàn thành trách nhiệm đưa đất nước đến độc lập, tự do, hạnh phúc như đã ghi trong phần lời nói đầu của Hiến Pháp. Nếu không hoàn thành được, thì không còn quyền ấy nữa. Quyền bao giờ cũng phải ràng buộc với trách nhiệm. Chính trách nhiệm ấy là “cái lồng” của quyền lực, không phải tìm kiếm ở đâu xa xôi cả, mà chỉ có dám hay không dám thực hiện sự ràng buộc pháp lý này mà thôi. Trước khi để nhân dân phán xét mình có hoàn thành trách nhiệm này hay không, ĐCSVN phải nghiêm túc tự phán xét mình trước. Nói tự phê bình và phê bình mà không tự thực hiện sự ràng buộc pháp lý này là vô nghĩa và vô đạo đức. 

Suy nghĩ này của tôi còn dựa trên tình nghĩa máu mủ người dân trong một nước, không thể để đất nước này phải mất thêm một giọt máu vô ích, phải hoà giải đoàn kết cùng nhau gìn giữ, xây dựng giang sơn đất nước này!  

Suy nghĩ này của tôi hình thành từ mối gắn bó tình nghĩa giữa Đảng và tôi, các anh chị em con cháu tôi, và các bậc cha chú trong gia đình tôi đã đi theo Đảng từ trước Cách mạng Tháng Tám. Thời kháng chiến chống Mỹ cha mẹ tôi có 5 con, dâu, rể là bộ đôi, trong đó 4 trực tiếp ra chiến trường. Cho đến hôm nay trong tôi vẫn có những người thầy là đảng viên cho tôi những bài học làm người.  

Suy nghĩ này của tôi xuất phát từ nhận thức được ơn nghĩa ĐCSVN phải ghi tâm về những công lao và hy sinh xương máu không kể siết của nhân dân bảo vệ Đảng kể từ thời trứng nước cho đến khi đưa Đảng lên thành người chiến thắng.  

Suy nghĩ này của tôi được vắt ra từ nỗi đau: Đảng trong tim tôi và Đảng ngoài đời hôm nay là 2 Đảng khác nhau mất rồi! Tôi tự bắt mình có nghĩa vụ đảng viên phải góp phần xây dựng lại Đảng của mình – làm hết mình trước khi phải chấp nhận nhân dân sẽ có sự lựa chọn khác. Trải qua 4 cuộc kháng chiến trong đời mình, tôi không thể chấp nhận đất nước ta lại một lần nữa phải đầu rơi máu chảy. 

ĐCSVN phải làm gì? Làm thế nào?  

Tôi nghĩ, kể từ Tổng bí thư cho đến đảng viên thường, mỗi người nên tự hỏi và tự tìm câu trả lời. Không ai được trốn tránh việc phải làm này trước bước ngoặt của thế giới hôm nay! Chí ít xin tham khảo và tự trả lời cho những câu hỏi đã nêu ra trong bài viết này. Rồi công khai trước toàn dân về hỏi và trả lời đã thực hiện. Đảng muốn đi với dân và muốn lãnh đạo thì nên làm như vậy. Bàn bạc với dân sẽ có tất cả cho việc khai phá con đường phát triển mới của đất nước. 

Xin nhớ cho, một đặc điểm quan trọng của bước ngoặt thế giới hôm nay là sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở rất nhiều quốc gia. Đây không phải là một hiện tượng hoài cổ, mà là một phản ứng tự nhiên không tránh được do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hôm nay. Chủ nghĩa dân tộc lên cao lúc này ở các cường quốc dù tại các châu lục nào cũng đều hàm chứa mối nguy cho lân bang và thiên hạ, cứ nhìn sự vươn lên của Trung Quốc sẽ thấy. 

Hơn lúc nào hết tinh thần dân tộc của Việt Nam phải được dấy lên, được trang bị ý chí và trí tuệ đủ cho phép nhân dân ta làm chủ được vận mệnh đất nước trong bước ngoặt này của thế giới, xin dứt khoát cùng nhau thề với trời đất không chịu lặp lai con đường đau khổ của đất nước ta  thời thế giới sang trang sau chiến tranh thế giới II!  

Đến giờ phút này tôi vẫn nghĩ ĐCSVN còn kịp và còn đủ điều kiện trong tay, vẫn đang có cơ hội đối nội/đối ngoại thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách đưa đất nước ra khỏi đường mòn để bước vào thời kỳ phát triển mới. Chỉ còn chưa tìm thấy ý chí của ĐCSVN thực hiện nhiệm vụ này. Như vậy, ĐCSVN phải thay đổi chính mình để quyết đi đến cùng với dân tộc. Đừng để cho nhân dân phải thực hiện sự lựa chọn khác!

 

Hà Nội, 04-01-2017

 

 

 

 


[1] Nguyễn Trung: Bài 1: Hiện tượng Trump và Việt Nam 

http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TrumpVaVietNam.htm

Bài 2: Suy nghĩ về quốc gia khởi nghiệp; bài 3: Thế giới đã sang trang và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam

http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheGioiDaSangTrang.htm

Bài 4: “Đời không có gì cho không. Sống thì không được ăn không!” 

http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_DoiKhongGiChoKhong.htm

 

 

[2] Nhận định như vậy về nội dung cuộc kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ xâm lược ray rứt tôi từ lâu, với kết luận đau lòng: Cái giá nhân dân ta phải trả cho độc lập thống nhất đất nước đắt quá!.. Song suy nghĩ này quá nhạy cảm, còn tôi thì quá hèn nhát. Do đó một thời gian dài tôi chỉ dám đề cập tới một cách gián tiếp. Suy nghĩ này là một trong những thôi thúc quan trọng nhất khiến tôi lựa chọn cách viết tiểu thuyết Dòng đời để giãi bầy suy nghĩ của mình. Trong tập II (Quyển 1)  của bộ tiểu thuyết Dòng đời, trang 496 – 499, lần đầu tiên tôi viết ra đầy đủ nhận thức của mình về các cuộc chiến tranh trong lòng cuộc kháng chiến của Việt Nam chống Mỹ xâm lược như đã trình bầy trên. Tìm xem: Nguyễn Trung, tiểu thuyết Dòng đời, NXB Văn Nghệ, 2006 – Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Những khái niệm mới này phản ánh được một phần sự thật khách quan đang diễn ra – cả thế giới là một thị trường, nền kinh tế của hầu hết mọi quốc gia đều là kinh tế thị trường ở các nấc phát triển khác nhau; tuy nhiên cuộc sống luôn luôn vượt ra ngoài khuôn khổ của mọi khái niệm.

[4] Không thừa nhận như vậy, ví dụ làm sao cắt nghĩa được một loạt các nước như Mỹ, Pháp, Nhật… có nhiều vấn đề với Việt Nam trong lịch sử, ngày nay lại trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của nước ta? Làm sao giải thích được Việt Nam và Trung Quốc đều là 2 nước XHCN (trên danh nghĩa)  song lại đang có nhiều vấn nóng bỏng với nhau nhất? V… v…

[5] Năm 2013 Thomas Piketty (Pháp)  xuất bản cuốn “Capital in the 21st century”, với các số liệu sưu tầm rất công phu. Từ xem xét vấn đề tư bản (capital – vốn)  ông đưa ra những nhận định có lý lẽ về những bất công mới trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là trên phương diện phân bổ thu nhập. Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản là tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận vượt quá xa tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, do đó đề xuất quan điểm cần phải thiết kế một hệ thống thuế thu nhập toàn cầu.

[6] Commonwealth of Independent States – CIS, được thành lập ngay sau khi Liên Xô sụp đổ 1991.

[7] Đã trình bầy trong bài 1 và bài 3, tham khảo thêm: Peter Navarro, Nov 07-2016, “Donald Trumps’s  Peace through Strength – Vision for the Asia-Pacific”.

 

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 4-1-17