NGUYỄN TRUNG

 

D̉NG ĐỜI

 

Tiểu thuyết

 


 

 

20.

Tiến sĩ toán Phạm Trung Tân bây giờ là giảng viên chính thức tại đại học Stockholm. Anh được mời và đă kư hợp đồng làm việc dài hạn với trường này. Ông bà Nghĩa vừa hân hoan vừa phân vân. Vui v́ con ḿnh thành người. Phạm Trung Tân trở thành một tên tuổi gắn liền với trường phái toán của Viện toán trường Đại học Stockholm. Học trong nước, Tân là học tṛ xuất sắc của những giáo sư hàng đầu Việt Nam. Được nhiều người đánh giá là môn đệ đáng nể trọng của L. Schwartz, B. Russel, C. Chevalley... Đơn giản là v́ Tân đă tự xây dựng được cho ḿnh ư chí để ngỏ cửa tâm hồn ḿnh đối với trí tuệ…

Sau khi ra trường, ngay lập tức Tân bị cuốn hút vào những trận phong ba mới của các lư thuyết về cơ học lượng tử, những cơn băo táp mới được dấy lên từ thời A. Einstein, N. Bohr, L. de Broglie, W. Heisenberg, E. Schroerdinger... Dựa vào những quan điểm mới về “sự hỗn độn tất định” đang đảo lộn phương thức tư duy tuyến tính vốn có trong hầu hết các ngành khoa học từ nhiều thập kỷ nay, Tân đi sâu vào các bài toán của lư thuyết về phân bổ không đều, với hy vọng t́m ra những ứng dụng quan trọng trong môn vật lư...

Song ông Nghĩa vẫn băn khoăn, ông nói với vợ:

- Đất nước này nuôi nó thành người, nhưng nó lại đi làm thuê ở nước khác. Đành rằng khoa học không có biên giới quốc gia, nhưng chẳng lẽ đất nước ḿnh nuôi nó công cốc? Hay là ḿnh không cần người tài?

- Anh và em đều là đảng viên, chúng ḿnh can đảm nh́n vào sự thật đi. Theo anh, Tân về nước liệu có t́m được chỗ làm việc phát huy được khả năng của con không?

- Anh đă hỏi thẳng con chuyện này. Con bảo đă thử mấy chỗ rồi nhưng thất bại. Toán th́ học bao nhiêu cũng được, nhưng khôn ngoan th́ con nói là không muốn học, nên tự cho ḿnh chỉ số về khôn ngoan thấp và nó cũng không thích học khôn ngoan theo cách đó...

- Mai cũng đồng ư như em của nó! Mai nói với em: Bố mẹ đừng can thiệp vào làm Tân phải suy nghĩ. Tân làm khoa học, đừng để uổng phí tài năng của nó.

- Chết thật, cái Mai nhà này cũng nói thế à?

- Vâng, cái Mai c̣n nói với em: tụi nó cũng chung số phận như bà con nông dân khi chưa có khoán, phải sống vào mảnh đất 5%(*) [(*) Phần đất chia cho xă viên hợp tác xă nông nghiệp để làm kinh tế gia đ́nh, là 5% diện tích ruộng đất b́nh quân của mỗi xă viên trong hợp tác xă.] của ḿnh để làm những công việc khoa học chân chính, nghĩa là đích thực khoa học, Tân là một trong những người giúp đỡ bọn nó được nhiều việc.

- Trời ơi, trong trong khoa học cũng phải sống vào mảnh đất 5% à?

- Vâng. Trí thức ngày nay hèn quá phải không anh?

- Nói cho công bằng, anh và em có dũng cảm hơn con đâu! Cái đáng làm th́ không làm hoặc không được làm, nhiều cái vừa lăng phí, vừa trái lè lè mà học thức quèn như chúng ḿnh cũng phải nhắm mắt cho qua, huống hồ lũ trẻ nhà ḿnh..! Ngoài ra c̣n phải kể đến tính đố kỵ nhau gần như cố hữu nữa trong giới khoa học em ạ.

- Có chuyện đó. Theo em h́nh như đố kỵ tuy rất cảm tính, nhưng về mặt nào đó cũng là cần thiết của khoa học anh ạ, chỉ có điều đôi lúc hơi thái quá, tệ hại hơn nữa là bị chính trị hoá thành bệnh tật. Làm nghề dạy văn, em thấy rơ chuyện này.

- Em làm anh nhớ đến chuyện chửi nhau loạn xạ cách đây vài hôm của mấy nhà văn nhà thơ trên mấy tờ tuần báo, lời lẽ mất hết cả tính văn học! Họ khinh mạt người đọc quá xá.

- Phải nói là mất hết cả văn hóa mới đúng chứ! Chuyện của Tân, tốt nhất để cho Tân tự lo anh ạ...

Nghĩa thực sự bí:

- Thế này th́ chắc lại thêm một Đặng Thái Sơn nữa mất thôi! Biết làm thế nào... Thành tài rồi lại ra nước ngoài mất!

- Nhưng nếu thêm được một Đặng Thái Sơn như đang dạy ở Nhật th́ cũng rạng danh cho nước ta, có làm sao đâu anh?

- Đành là thế... Nhưng...

- Anh chưa hiểu hết đâu...

- Anh chưa hiểu cái ǵ?

Bà Nguyệt đắn đo một lúc rồi mới nói với chồng:
- Anh phải thông cảm cho Tân về chuyện này anh ạ... Tâm sự với em, có lúc con thốt lên: ...Mẹ ơi, thiên tài như Anh-stanh (Albert Einstein) trong môi trường xă hội của ông ta mà đă có lúc c̣n phải than thở là không thể thắng được thế lực của những kẻ ngu dốt, v́ bọn họ đông quá!.. Huống chi trong cái xă hội này con chỉ được coi là cái đinh gỉ c̣ng queo...

- Chết thật, Tân tự ví ḿnh như vậy à?

- Vâng... Nhưng em lại lo chuyện khác.

- Chuyện Linda Palme?

- Chứ c̣n chuyện ǵ nữa! Đi Tây, nó sống theo kiểu Tây mất rồi.

- Em không thích con dâu Thụy Điển?

- Anh bênh nó à? Rơ là cha nào con ấy.

- Em thù dai thế? Natasa bây giờ chắc đă là bà nội hay bà ngoại mấy lần rồi...

- Nếu chúng nó thật sự yêu nhau th́ cưới phắt đi. Vợ chồng mà không phải vợ chồng th́ đạo lư ta không chấp nhận được.

- Thế hả?

- Anh đừng quên, Nam không c̣n nữa, đến lượt Tân phải làm nhiệm vụ trưởng nam của họ Phạm đấy!

Ông Nghĩa không nói ǵ thêm được.

Trong ḷng thực ra Nghĩa không lo lắm nỗi lo của vợ. Ông hoàn toàn tin rằng con trai ḿnh ư thức được đầy đủ về cuộc sống riêng của ḿnh, chẳng có lư ǵ bắt nó nhất nhất rập khuôn theo lối sống của bố mẹ. Hiện Linda cũng là giảng viên của đại học Stocholm, tiến sĩ kinh tế, chuyên sâu về lĩnh vực phát triển quyền năng con người. Nhưng việc Tân không công tác trong nước lại làm ông suy nghĩ mung lung hơn nhiều...

Tốt nghiệp đại học, Linda t́nh nguyện đi theo các dự án của SIDA(*) [(*)Cơ quan viện trợ phát triển của Thụy Điển.] về đề tài xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam. Thật khó tưởng tượng một cô gái Bắc Âu mảnh khảnh, tóc vàng như nàng tiên cá trong truyện cổ tích của H. C. Andersens (Đan Mạch), có đủ nghị lực lặn lội gần năm năm trời trên các vùng núi và trong những vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam để làm luận án tiến sĩ về môn học của ḿnh.

Được hỏi, Linda trả lời: “Tôi yêu môn học của ḿnh và yêu Việt Nam!”.

Cảm phục nghị lực và nhiệt t́nh này, Tân giúp đỡ Linda trong quá tŕnh chuẩn bị và bảo vệ luận án tiến sĩ của cô. Họ biết nhau và yêu nhau từ đấy. Tân kể hết mọi chuyện cho bố mẹ. Con gái họ bốn tuổi, đang học nói tiếng Việt.

Nhưng khi bà Nguyệt đá động đến chuyện cưới xin, Tân trả lời: “Chúng con đang sống bằng t́nh yêu, tại sao lại phải chuyển sang sống theo nghĩa vụ ràng buộc. Lúc nào cưới mà chẳng được hả mẹ?”.

Bà Nguyệt phải cầu cứu chồng:

- Ḿnh phải bắt chúng nó làm lễ cưới chứ anh?

- Nó sướng hơn anh. Nó là người tự do!

- À ra thế hả? – Bà đấm thùm thụp vào lưng chồng. - Cho tự do! Cho tự do này! Già rồi mà vẫn c̣n thích tự do hả?..

- Á á! Hàng rồi, hàng rồi! – Nghĩa giơ tay lên vừa cười vừa đỡ. - Anh nói nó tự do hơn anh là so với thời kỳ anh đi học ở Mátxcơva. Anh nói thật đấy. Hồi ấy mà không lư trí một chút th́ có khi bị kỷ luật đuổi về nước v́ Natasa... Mà này Nguyệt ơi... H́nh như em vẫn c̣n ghen?

Tận đáy ḷng, Nghĩa không giải toả được sự phân vân của ḿnh.

Cách đây ít lâu, thủ tướng Nhật sang thăm Việt Nam, theo dơi trên tivi, Nghĩa nghe trong diễn văn của ông ta đáp từ chủ nhà có câu:

“...Vào thăm Văn Miếu, tôi thấy có câu khắc trên bia đá Người tài là nguyên khí của quốc gia(*) [(1) Tấm bia năm 1442 ở Văn Miếu ghi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh th́ thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy th́ thế nước yếu rồi xuống thấp. V́ vậy các đấng Thánh đế Minh Vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén trọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”.] ... Tôi xin chúc nguyên khí ấy sẽ đưa Việt Nam lên hàng ngũ các quốc gia tiên tiến trên thế giới...”

Ngồi xem mà Nghĩa chạnh ḷng. Mấy hôm sau Nghĩa trao đổi với ông Chính:

- Nghe câu nói ấy, em có cảm tưởng ông Thủ tướng Nhật nhắc nhở ḿnh nhiều hơn là chúc tụng. Nhức nhối quá!

- Lâu nay chuyện đào tạo và sử dụng người tài ở nước ta đang có vấn đề. Mà như thế là đất nước có đại vấn đề!

- Cốt cán như anh mà cũng nhạy cảm nhỉ?

- Tôi mà chú không tha à? - ông Chính cười - Chú làm tôi nhớ lại những lời phê b́nh khá gay gắt của giáo sư Trần Đại Nghĩa và giáo sư Tạ Quang Bửu trước đây...

- Số người ḿnh đào tạo được bỏ nước ra đi không ít anh ạ, trong khi đó lại phải thuê khá nhiều chuyên gia tŕnh độ không hơn ǵ.

- Tôi biết. Riêng điểm mặt những con chim đầu đàn của Bách khoa bây giờ đang sống ở Matxcơva có lẽ cũng đủ cho một bộ môn đấy!

- Ngay vợ chồng em cứ lấn cấn măi với nhau về chuyện cháu Tân.

- Tôi nghĩ nên để tùy cháu. Cứ ép nó làm theo ư ḿnh th́ không ổn. Ép cũng không được cơ mà!

- Vâng, em hiểu. Nó là con ḿnh thật, nhưng bây giờ chẳng ǵ nó cũng là một trí thức rồi, không áp đặt được!

- Chú xem, thời Cách mạng Tháng Tám, khi đi dự hội nghị Fontainebleau(*) [(*)Bắt đầu từ tháng 7-1946, sau đó kư Tạm ước 14-9-1946.] , Bác Hồ trao vận mệnh đất nước vào tay cụ Huỳnh Thúc Kháng, một Nho sĩ yêu nước không phải đảng viên! Bác Hồ đă đưa về nước được bao nhiêu là nhân tài! Thử hỏi từ khi thống nhất đất nước đến giờ, chúng ta mời được nhà khoa học có tên tuổi nào về giúp nước?

- Bây giờ chúng ta lại c̣n có cả một chương tŕnh hàng trăm tỷ đồng cho đào tạo nhân tài! Cứ làm như thể mua một cục sắt và một cái máy đúc về, đúc ǵ nên đấy!

- Sao hôm nay Nghĩa mắm tôm thế? Có ǵ làm em bực ḿnh không?

- Không, em chỉ nói lên sự thật. Phải thừa nhận Trung Quốc làm việc này tốt hơn ta anh ạ!

- Cách đối xử của ta cũng có chuyện này chuyện khác không ổn thật. Em làm anh nhớ đến nhà triết học Trần Đức Thảo(**) [(*) Trần Đức Thảo, 1917-1993, một triết gia lớn của Việt Nam, hiện có một công tŕnh đă được in thành sách ở nước ta, một số ở nước ngoài, một số chưa được công bố] , một trường hợp tủi buồn. Ông ta luôn luôn đối chiếu, t́m ra mối liên quan giữa khát vọng của con người về tự do và sự vận động tự thân của lịch sử.

- Cả nước tôn sùng ông ta là triết gia duy nhất của Việt Nam thời hiện đại, có phải thế không anh?

- Đúng thế, kể từ cụ Trần Văn Giàu trở đi cùng chung một đánh giá như vậy... Triết gia duy nhất, tranh luận ngang ngửa măi với Jean Paul Sartre(*)! [(*)J.P.Sartre, 1905 - 1980, Pháp, triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh.] Anh được dịp tiếp chuyện ông Thảo mấy lần, luôn luôn bị ông ta hấp dẫn.

- Theo em Trần Đức Thảo rất tích cực cổ vũ cho tự do dân chủ và có lẽ là người đầu tiên ở nước ta cảnh báo việc thô lậu hóa, thông tục hóa học thuyết Marx, nhất là phê phán loại chủ nghĩa Mác bị Stalin hóa! Mọi chuyện oan khiên đối với ông ta h́nh như bắt đầu từ đấy!

- Đáng tiếc là như thế. Hồi ấy mà dám đụng vào Marx là dũng cảm lắm. Một thứ dũng cảm ngày nay chúng ta đang cần...

- Anh lại rơi vào luận điệu trí thức và thanh niên ngày nay không yêu nước bằng ngày xưa!

- Lễ cạo chú đến thế mà vẫn chưa sạch à?.. – ông Chính cười. - ...Cũng v́ phát hiện ra những điều chưa hoàn hảo trong học thuyết Marx, nhất là mối quan hệ biện chứng cực kỳ phong phú giữa thế giới khách quan và con người... nên ông Thảo từ rất sớm đă bị học giả phương Tây nghi ngờ là người xét lại học thuyết Marx. V́ là biện chứng, nên có thể trong thế giới khách quan của ông Thảo có nhiều tính người hơn...

- Lẽ ra phải coi đấy là sự đóng góp vào hoàn thiện học thuyết Marx mới đúng chứ?

- Đúng ra có lẽ phải như thế Nghĩa ạ. H́nh như sự nghi ngờ này được nhập khẩu vào nước ta...

- Sao anh lại nói là nhập khẩu?

- Không tự ḿnh sáng tạo th́ là nhập khẩu chứ c̣n ǵ nữa! Thế là h́nh thành cái giá phải trả cho bảo vệ chân lư Nghĩa ạ... Anh có cảm tưởng chính v́ tranh luận với Sartre, Trần Đức Thảo càng hiểu Marx thấu triệt hơn, cái hoàn thiện và cái chưa hoàn thiện...

- Có lẽ đấy là cuộc tranh luận hiếm hoi giữa chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh, có phải không anh Chính?

- Chắc chắn là một cuộc tranh luận sôi nổi. Theo anh Marx và Sartre giống nhau ở chỗ cùng chia sẻ ư tưởng phấn đấu v́ tự do của con người. Marx t́m thấy cái đích ḿnh định t́m. Nhưng Sartre th́ rơi vào hoài nghi: “được tự do, cũng có nghĩa là bị cột vào kiếp sống tự do”. Trần Đức Thảo nêu bật được sự khác nhau này giữa Marx và Sartre.

- Đó là cái giá phải trả cho tự do hay sao hả anh Chính?

- Anh chưa muốn t́m câu trả lời cho chuyện này, c̣n phải nghĩ đă... Nguồn gốc của quan niệm này là Sartre cho rằng giữa bản thể con người và thế giới chung quanh là khoảng cách hư không, khiến con người luôn luôn cảm thấy chán ngấy, lo ngại... Sartre không trả lời được vấn đề này, hoài nghi và v́ thế rơi vào chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng theo anh chủ nghĩa hiện sinh hiện nay, nói cho đúng hơn là chủ nghĩa tân hiện sinh như chúng ta đang thấy, có cái ǵ đó rất khác so với Sartre!

- Ở chỗ nào hả anh Chính?

- Chủ nghĩa tân hiện sinh bây giờ h́nh như chỉ khuôn vào “sự tồn tại tự do”, bỏ mất cái gốc ban đầu của Sartre là ư thức đi t́m tự do để tự khẳng định ḿnh. Trong một số tiểu thuyết của ḿnh, có lúc Sartre đề cập đến ư tưởng tự do phải được giới hạn bằng trách nhiệm...

- Anh định nói có sự đánh đồng nhầm lẫn giữa chủ nghĩa tân hiện sinh và Sartre?

- Có lẽ thế. Sartre không đi vào hướng “tự do là phải hiểu lẽ tất yếu”, mà lại đi vào hướng “con người tự do trước hết phải là con người ư thức được ḿnh”.

- Em thấy trí tuệ và khoa học là muôn đường muôn nẻo, không có điểm dừng. Em mà là ông Thảo em sẽ t́m cách ḥa nhập cả hai cái tất yếu này lại làm một!

- Thế th́ sẽ có ngày tôi lại tiễn chú đi nghỉ ở Thạch Thất đấy!

- Quên chuyện này đi anh Chính!

- Thôi được, xin lỗi!.. Có lẽ Sartre phần nào chịu ảnh hưởng của Luther(*) [(*)Martin Luther, 1483-1546, Eisleben, Đức, người chống lại những ngang trái của nhà thơ thời trung cổ và đề xướng những cải cách quan trọng, đồng thời là người góp phần đổi mới tiếng Đức cổ.] , theo hướng “con người ư thức được về ḿnh th́ có thể là nhà tiên tri cho chính ḿnh!”

- Sao cái ư này lại giống với quan điểm của đạo Phật thế hả anh Chính?! “Mỗi người có thể tự thắp đuốc t́m đường đi cho chính ḿnh!” Chú Học nói về điểm anh hay lắm anh ạ.

- Anh biết! Em thấy chưa, đó chính là điều em vừa nói đấy! Muôn đường muôn nẻo mà... Đông Tây có nhiều chỗ gặp nhau đến không ngờ em ạ!

- Hóa ra anh định dẫn em vào kết luận này?

- Thỉnh thoảng cũng phải cho chú một bài học!

- C̣n lạ ǵ nữa, xưa nay anh vẫn đố kị với cái tính “bôn”(**) [(**)Bônsêvich.] của em mà. Anh vẫn chưa mượn được nguyên tác một số bài chưa công bố của Trần Đức Thảo để dịch ra tiếng Việt hả anh?

- Một người bạn của anh sẵn sàng cho mượn rồi, cũng sẵn sàng cùng anh dịch, nhưng c̣n phải chờ...

- ??? – Nghĩa giương mắt nh́n anh ḿnh.

- Nhưng chúng ta h́nh như chưa biết Sartre là người chống kịch liệt quan điểm thực dân của De Gaulle(*) [(*) Charles de Gaulle, Tổng thống Pháp, 1890-1970.] , nhất là việc đưa quân trở lại Việt Nam sau chiến tranh thế giới II.

- Có chuyện ấy hả anh?

- Chống găng lắm. Chính quyền Pháp lúc ấy muốn xử nặng việc này, nhưng de Gaulle phải nói: nước Pháp không thể bắt giam ông Voltaire!(**). [(**) Đại triết gia Pháp, 1694-1778. De Gaulle lúc đó ví Sartre như vậy.]

- Quả thực em không biết Sartre được de Gaulle đánh giá cao như vậy. Th́ ra dù đứng ở phía nào, người làm khoa học bao giờ cũng yêu chân lư!..

- Sartre c̣n là chủ tịch ṭa án Bertrand Russel(***) [(***) Ṭa án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, được tổ chức ở London 1966.] nữa Nghĩa ạ.

- Ôi, như thế ông ta c̣n là một ân nhân của nước ta nữa, có phải không anh Chính?

- Sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta có nhiều bạn bè trên thế giới!

- Anh rất là siêu chính trị! Thế là anh cũng “bôn”, chứ không phải chỉ riêng em! Em lại muốn hiểu cách giải thích của anh vừa nói: Tự do là giá trị chung cao quư nhất của toàn nhân loại, được toàn nhân loại chia sẻ.

- Anh không phản đối. Nghĩ như vậy cũng đúng. Trở lại với Trần Đức Thảo của chúng ta, anh thấy h́nh như ông ta lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác với Hegel!

- Có lẽ không phải chỉ một ḿnh Trần Đức Thảo anh Chính ạ. Chỉ riêng cái triết lư của Hegel cái ǵ có lư, cái ấy tồn tại, cái ǵ tồn tại cái ấy có lư nhiều lúc làm em nhức cả đầu... Em cứ tự hỏi, chẳng lẽ sự tha hoá hiện nay ở nước ta là có lư, v́ nó tồn tại, tồn tại gần như không tài nào diệt được – đến mức gần như là không thể tránh được. Nếu thế th́ hết đường ra à?

- Tôi ngờ rằng Hegel nhắc nhở chúng ta phải đi t́m nguyên nhân sự vật trong bản chất của nó. Ngày nay những lư thuyết về hệ thống giúp chúng ta cách nh́n vấn đề rơ hơn. Cuộc sống là một phức hợp những phủ định của phủ định mà!

- Trước anh đă có nhiều người đọc Hegel như vậy rồi. Vấn đề hóc búa đấy.

- Đành là thế!.. Thỉnh thoảng nói chuyện với em về triết học cũng thú vị! Đầu óc đỡ lười biếng... – ông Chính rót cho Nghĩa chén trà mới - Uống nước đi… Có điều là thỉnh thoảng vớ được quyển sách mới, do các đệ tử cũ của anh ở nước ngoài gửi về cho, anh càng có cảm giác chúng ta ngồi dưới đáy giếng quá lâu mất rồi Nghĩa ạ… Trong khi đó tri thức mới ngày này nay đang đảo lộn biết bao điều duy lư vốn được coi là khuôn vàng thước ngọc…

- Đúng quá, ḷ ṃ trên mạng em cũng cảm thấy nhiều điều như thế! Có lúc em phải thốt lên cái duy lư h́nh như đang bị cái hợp lư khuất phục ở nhiều nơi nhiều chỗ!..

- Đấy chính là điều anh đang trăn trở… H́nh như tri thức và văn hóa của nhân loại ngày nay vừa đ̣i hỏi, vừa cho phép chúng ta ngự trị tốt hơn cái duy lư đă nắm bắt được em ạ…

- Ngự trị? Anh nói lại đi! – Nghĩa nhấn mạnh câu hỏi của ḿnh.

- Phải! Ngự trị! Với tất cả ư nghĩa của khái nhiệm này!.. Anh muốn diễn tả cảm nghĩ của em như vậy… H́nh như sống bây giờ là phải làm chủ được cái phức hợp luôn luôn xuất hiện, luôn luôn nổi trội trong cuộc sống đa dạng đa chiều và tiến triển không ngừng. Nhận thức của chúng ta h́nh như quá tê liệt trong cái duy lư khô cằn và quá xa vời so với tri thức mới mà nhân loại đă lượm hái được về phương diện này em ạ. Có như thế mới sống được với cả thế giới, phát triển cùng với thế giới… Cái hợp lư có mặt nổi trội hơn cái duy lư mà em cảm nhận được có thể là nhờ lẽ này!.

Ngẫm nghĩ một lúc, Nghĩa thừa nhận:

- Có thể anh có lư!

- Nghĩa ạ, nếu đúng là như thế! Ôi nếu đúng như thế th́ cuộc sống phía trước có nhiều điều hay lắm! Ngay trong kinh tế cũng vậy, sẽ không thể và sẽ không c̣n chỉ là chuyện phải làm tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn.., mà quan trọng hơn nhiều là phải làm khác hẳn đi! Nói ngắn gọn là phải tiếp cận theo cách mới, làm ra sản phẩm mới!

- Ôi chết! Như thế có nghĩa là cùng một lúc vừa tụt hậu, vừa lạc lơng nữa th́ gay lắm anh Chính ạ!

- Đây chính là nỗi ưu tư của anh giọng ông Chính trầm xuống - …Nhiều lúc trong đầu anh vẫn tâm sự với cháu Nam, thậm chí có khi ghen tị với nó… Nam đă sống hết ḿnh bằng nghị lực sáng tạo của chính ḿnh Nghĩa ạ. Xem các tranh của Nam anh càng nhận rơ điều này… C̣n anh? Anh trước đây sống nhờ vào tri thức bao cấp, bây giờ là sống nhờ vào tri thức ăn đong qua mấy quyển sách may mắn đến trên tay… C̣n nếu không th́ dễ bị ô nhiễm, thứ ô nhiễm độc hại của tri thức rởm đầy rẫy trong xă hội. Nhiều lúc anh thấy sao mà ngột ngạt. Có lẽ v́ thế anh hiểu Tân hơn, Nghĩa ạ!..

Câu chuyện bị nghẽn lại, do chính sức nặng của nó. Hai người cùng nhau trầm ngâm với chén trà của ḿnh. Một lúc sau Nghĩa mới trở về thực tại:

- Bây giờ, chẳng lẽ trí thức không yêu nước bằng ngày xưa sao Nghĩa?

- Khó nói như thế được anh ạ. Có thể ngày xưa cùng chung nỗi nhục mất nước, cùng dạt dào một tinh thần yêu nước, cùng đứng trên một chiến tuyến cho độc lập của Tổ quốc. C̣n bây giờ có nhiều chuyện phức tạp quá. Nào là cách đối xử, nào là sự khác biệt về chính kiến, về lối sống, có cả bối cảnh kẻ chủ người tớ nữa... Có lẽ phải nh́n chân sự thật mới có thể hiểu được bản chất vấn đề anh ạ!

- Đến em mà c̣n không hiểu nổi ông viện trưởng của em, huống chi lại đ̣i hỏi những điều cao xa hơn từ giới trí thức?! Có điều anh thấy khá rơ có sự khác nhau giữa các nhà trí thức chân chính và các nhà trí thức làm chính trị; giữa các nhà khoa học thật và các nhà khoa học rởm...

- Nhưng anh ơi không có một nghị quyết quan trọng nào của Đảng không quan tâm đến con người. Đảng đă có nhiều nghị quyết chuyên đề, nào là về giáo dục, về đào tạo, nào là về phát triển, về sử dụng con người. Không thể nói những nghị quyết ấy là dở được.

- Nghị quyết và cuộc sống là hai chuyện khác nhau mà chú. Nếu không vơ đũa cả nắm th́ cũng phải nói rằng nhiều nhà khoa học chỉ giỏi làm chính trị và nhiều nhà khoa học rởm và chuyên gia rởm đang được trọng dụng. Em không thấy họ đang hành động nhân danh trí thức Việt Nam đấy à?..

- Em lo ngại với những con người như thế, lại vận động trong cơ chế này, đất nước ta đang lây lan một thứ văn hoá dịch bệnh: “nói dzậy mà hổng phải dzậy!” trên cả hai phương diện. Nghĩa là nói được nhưng không làm được, và nói một đằng làm một nẻo.

- Em ăn phải đũa anh Tám Việt!

- Nếu ông ấy đúng th́ phải thừa nhận chứ! Đào tạo và dùng người như thế này cả bộ máy nhà nước và con người đều yếu kém.

- Quả thực lịch sử bốn ngàn năm văn hiến của nước ta chưa bao giờ được mùa giáo sư tiến sĩ như bây giờ, và cũng chưa bao giờ những người này được mùa như bây giờ! Có phải thế không Nghĩa?- Nói bốn ngh́n năm văn hiến mà lại dùng hai chữ được mùa nghe quê quá.- Hai cụm từ này bổ sung cho nhau “đẹp nghĩa” nhất đấy!

- Sao không nói là chưa bao giờ nước ḿnh có tŕnh độ học vấn cao như bây giờ? – Nghĩa vẫn chưa chịu anh ḿnh.

- Để xem đă! Nước ḿnh hiện nay có khoảng hai chục ngàn trí thức có bằng từ tiến sĩ trở lên, gần gấp đôi Thái Lan, nhưng số bài báo khoa học được công bố mỗi năm ngót nghét ba trăm, nghĩa là bằng một nửa Thái Lan. Vậy em định chọn chữ được mùa của anh hay là dùng chữ học vấn của em?

- Nói như anh, đây c̣n là cả vấn đề văn hóa nữa! Anh làm em nhớ đến chuyện đă định hỏi anh mấy lần. Tổng giám đốc hay tổng công tŕnh sư có cỡ có hạng như anh, tại sao anh không xí lấy cái học vị giáo sư?

- Xí làm ǵ! Nếu xí được lại tốn tiền mua khung treo bằng, thà để chỗ treo tranh của Nam c̣n hơn. Nếu đem cái bằng ấy biếu chú cho đỡ chật nhà, chắc ǵ chú đă nhận.

Hai anh em cùng cười.

Dù sao th́ ông bà Nghĩa rất vui là ḿnh đă có cháu nội. Mỗi năm, khi th́ vào nghỉ hè, khi th́ vào dịp Nô-en, Tân và Linda đưa bé gái Lisa về thăm ông bà.

Nỗi lo thầm của vợ chồng Nghĩa về Mai cuối cùng cũng được giải toả. Cái cậu tiến sĩ toán gầy gầy đen đen Trần Duy Khái lui tới nhà ông bà mấy năm nay, giờ là rể của ông bà. Mai đang ôm cái chum to tướng. Người đoán con trai, người đoán con gái. Mai đi siêu âm nhưng kết quả lần sau bác sĩ nói khác lần trước. Để duy tŕ sự căng thẳng trêu mọi người, kể cả bà Nguyệt, Mai nói:

- Mẹ yên tâm, em bé khoẻ là được rồi. Khi soi, bé xấu hổ, chuyển sang nằm ở vị trí không cho bác sĩ biết ḿnh là con trai hay con gái.

- Biết xấu hổ sớm như thế th́ chắc chắn là con gái rồi! Mẹ dám đánh cược với con!

Nhà ông Nghĩa tràn đầy tiếng cười. Bà Nguyệt lo con gái ḿnh nhiều tuổi mới đẻ con so sợ sẽ khó sinh, nhưng ông Nghĩa gạt đi: “Em phải tin vào khoa học kỹ thuật hiện đại chứ. Cùng lắm th́ mổ!”.

Riêng ông Nghĩa có một thú vui mới. Từ mấy năm nay, khi Tân mua biếu ông dàn máy vi tính và nối mạng internet, ông hăm hở tự bổ túc thêm tiếng Anh và truy cập thông tin hàng ngày. Tân vô cùng ngạc nhiên về niềm say mê và sự tiến bộ của bố, mặc dù biết rằng bố ḿnh ngày xưa vốn có năng khiếu ngoại ngữ. Đôi ba lần Tân thử chỉ dùng tiếng Anh để nói chuyện với bố, không ngờ bố nói khá lưu loát, kể cả trong những vấn đề trừu tượng và phức tạp... Th́ ra người ta ở tuổi nào cũng học được.., Tân càng tin như thế. Mai cũng trực tiếp giúp đỡ ông Nghĩa rất nhiều. C̣n ông Nghĩa rất vui thấy tầm mắt của ḿnh bây giờ có thể nh́n vào khắp thế giới. Nhiều lúc ông dành hàng ngày, hàng tuần đi sâu vào lịch sử, ḍ dẫm về tương lai, đi thăm những nơi rất xa trên thế giới, đương nhiên tất cả là trên mạng. Ông Nghĩa khám phá ra kho tàng trí tuệ vô tận và thấm thía nỗi bức xúc về mù tri thức.

Trong số những bạn bè cũ của ông Chính và ông Nghĩa hồi cùng học với nhau ở trường thiếu sinh quân, có một người đi sâu vào các lĩnh vực kinh tế – xă hội, hiện giữ trọng trách trong lĩnh vực nghiên cứu đường lối chính sách của Đảng. Phần là bạn cũ, phần v́ cảm phục sự thẳng thắn của Nghĩa, song cái chính là ngạc nhiên v́ Nghĩa đọc nhiều và có nhiều ư kiến khác lạ, giữa ông và ông Nghĩa h́nh thành một mối tâm giao mới. Nghĩa hiểu thêm chiều sâu nhiều vấn đề gai góc đất nước đang phải đối mặt, c̣n bạn ông nhận được nhiều gợi ư quan trọng cho công việc của ḿnh. Mối quan hệ này càng thôi thúc Nghĩa mở rộng tầm nh́n.

- Ban của tôi vừa mới thành lập một tổ nghiên cứu, gồm toàn những người được chúng tôi chọn mời. Tôi mời anh tham gia được không? – Bạn ông Nghĩa gợi ư.

- Tiêu chuẩn được mời là thế nào hả anh?

- Đơn giản thôi, họ phải là người một có và hai không. Một có là có chính kiến xác đáng với đúng nghĩa khoa học của khái niệm này. Hai không là không chức sắc, không vụ lợi v́ bất kỳ mục đích riêng tư nào.

- Hai không th́ cố gắng có được. Riêng tiêu chuẩn đầu tôi không dám nhận là ḿnh có!

- Xin mạn phép cắt ngang thế này, tôi đánh giá là anh tham gia tổ này được. Anh có nhận lời không?

- Tôi nghĩ...

- Thôi, không nghĩ ǵ cả, nhận hay không?

- Tôi sẽ luôn nói thẳng suy nghĩ của ḿnh khi được hỏi han điều ǵ đó, nhưng tham gia tổ th́ xin anh miễn cho.

- Lư do?

- Đơn giản thôi anh ạ, tôi muốn làm người tự do.

Nói đến mức ấy bạn ông Nghĩa đành chịu bỏ ư định đưa Nghĩa vào danh sách của tổ. Song ông Nghĩa cũng phải nhân nhượng lại: Nhận làm cộng tác viên thường xuyên, không nhận bất kỳ một sự đăi ngộ nào, v́ ông Nghĩa không muốn bị ràng buộc. Thấy ông Nghĩa chân bị thương tật, bạn ông đề nghị cho xe đưa đón Nghĩa những khi đi họp tổ, ông Nghĩa cũng từ chối: “Về hưu rồi, c̣n mỗi cái việc chạy rông ngoài đường cũng bỏ nốt th́ c̣n tiếp xúc với cuộc sống làm sao được nữa!”.

Ông Nghĩa bận túi bụi, nhận được một đề tài, một câu hỏi, là phải đào bới hàng đống sách báo ở nhà hoặc ở thư viện, là phải khai thác hàng giờ trên mạng. May là bà Nguyệt thông cảm và ủng hộ chồng:

Hơn nữa, ông bà Nghĩa bây giờ chẳng có ǵ phải lo âu về hoàn cảnh kinh tế. Ông bà c̣n tâm đắc: “...Tỷ phú chưa chắc đă sướng bằng chúng ḿnh, v́ chúng ḿnh hài ḷng với những ǵ chúng ḿnh có, c̣n về đời sống tinh thần th́ không thể nói là chúng ḿnh tù túng...”.

Niềm vui lớn nữa của họ Phạm là xúm xít lại làm đám cưới cho Loan. Bé Dũng bây giờ 12 tuổi, bố dượng của Dũng là một nhà giáo, bạn của chồng Mai. Tân và Linda từ lâu đă thu xếp mọi việc để về dự đám cưới này.

Trương Hùng, người chồng Sở Khanh của Loan, sau chuyện vỡ lở bị kỷ luật cảnh cáo trong chi bộ và trong cơ quan v́ tội vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đ́nh, nhưng không có án. Đến khi Loan sinh bé Dũng, Trương Hùng vận dụng mọi lư lẽ về quyền làm bố, đ̣i được đi lại thăm con và góp tiền nuôi con. Nhưng Loan một mực giữ ư kiến của ḿnh, coi như không có Trương Hùng trên đời này. Lẵng nhẵng như thế được hơn một năm, Trương Hùng tự ư xin chuyển công tác sang cơ quan khác. Từ đó không thấy Trương Hùng quay lại đ̣i quyền làm bố nữa. Khi bé Dũng tṛn hai tuổi, Loan nhận được thiếp mời dự đám cưới của Trương Hùng. Viết thư hỏi thăm người vợ cũ, Loan được biết Trương Hùng đă ly dị chị ta, theo đúng thủ tục pháp lư.

Bây giờ chẳng ai nhắc lại chuyện ngày xưa ấy nữa.

Gọi là rổ rá cạp lại th́ không đúng hẳn, v́ nhà vật lư đồng thời là nhà giáo Lê Vân tuy năm nay bốn mươi tuổi nhưng đây là lần đầu tiên cưới vợ.

Khách khứa đă về hết, nhưng bà Hương, bà Nguyệt, bà Hậu và mẹ Yến c̣n ngồi lại với nhau. Các bà hễ gặp mặt là có thể ngồi nói chuyện với nhau hàng giờ hoặc suốt buổi. Tướng về hưu Lê Hải gọi đấy là câu lạc bộ các bà già lắm điều.
Dông dài hồi lâu, câu chuyện giữa các bà lúc này xoay quanh thân phận của Yến...

- Từ ngày tướng Trần Thu về hưu, đề án cải tạo K8 của cháu bị xếp xó. Cậu Bân, lúc ấy là trung tá, ra sức vận động cho đề án này, nhưng thất bại vẫn hoàn thất bại. Bân theo đuổi cháu Yến ba bốn năm trời chứ có phải ít đâu, bây giờ là thượng tá rồi, nay phụ trách Quân y quân khu Tây Bắc, có một con trai rồi... Thỉnh thoảng về công tác Hà Nội, Bân vẫn ghé thăm, cô dâu th́ chưa thấy mặt...

Thật ra Yến không dám chắc rằng nếu tướng Trần Thu c̣n công tác th́ đề án có thể thực hiện. Nhưng không c̣n người đỡ đầu như thế, đề án sớm muộn sẽ bị loại bỏ th́ chắc như đinh đóng cột. Yến không c̣n ǵ để nuối tiếc.

Vào thời điểm ấy Đảng và Nhà nước ta tiến hành giảm một phần ba quân số toàn quốc để dồn sức cho xây dựng kinh tế. Yến xin giải ngũ, muốn bắt đầu lại cuộc đời của ḿnh bằng một cuộc thử sức khác: tự đứng ra lập nghiệp. Nhiều người khuyên Yến là nếu thích làm ăn th́ xin chuyển sang ngạch dân sự, đừng dại ǵ mà rút ra khỏi biên chế nhà nước. Nhưng Yến có suy nghĩ riêng của ḿnh.

...Anh Nam ơi, hăy giúp em chân cứng đá mềm!..

Yến khấn chồng ḿnh khi thảo xong đơn tự nguyện xin giải ngũ.

Tay không, không một nơi bấu víu, mấy năm trời Yến chạy ngược chạy xuôi cho khát vọng thành lập một xí nghiệp dược có thể cung cấp thuốc rẻ và tốt cho người bệnh, nhưng không thành. Có lúc hàng tháng Yến không thể về nhà gặp con, v́ phải lang thang hết tỉnh này đến tỉnh khác để thuyết khách cho đề án của ḿnh. Gia sản duy nhất là chiếc xe máy Peugeot Yến cũng phải bán đi để lấy tiền đi đường...

...Đồ ngu, bỏ mồi bắt bóng!

...Có mỗi cái bằng nước ngoài mà muốn ti toe nhảy lên làm bà chủ!..

...Cái ngữ ấy mà ra đứng đường đứng chợ th́ có đi đánh đĩ để kiếm sống cũng không đắt!..

Yến bịt tai lại trước mọi tiếng nói ngoài đời, lê bước đi tiếp khắp mọi nơi trong Nam ngoài Bắc, gơ không biết bao nhiêu cửa, chỉ khổ tướng Trần Thu phải viết thư giới thiệu...

Kết quả gặt hái được là ḷng thương xót và sự ái ngại vô bờ bến của bố mẹ ḿnh và bố mẹ chồng... Nhiều đêm Yến cắn răng lại, tay gạt nước mắt...

Tính toán của Yến thật đơn giản: năng lực sản xuất nơi này nơi khác vừa thiếu vừa thừa, hoàn toàn có thể xắp xếp lại để tận dụng, sẽ hạ được giá thành và bớt được nhập ngoại thuốc thành phẩm. Hơn một năm đi điều tra thực tế để làm đề án cải tạo K8 đă dẫn Yến tới kết luận chắc nịch này... Nhưng Yến không húc nổi bức tường đá là cách làm ăn chụp giựt và mạnh ai nấy lo của các xí nghiệp dược.

Tập đoàn hoá dược Bayer của Đức muốn thuê Yến làm trưởng văn pḥng đại diện của họ ở Việt Nam, lương 1200 đô một tháng, nhưng Yến từ chối.

- Nếu đi làm thuê th́ con sang Anh mà làm cho sướng! Sống trong nước ḿnh th́ tội ǵ mà đi làm thuê hả mẹ... – Yến tâm sự với mẹ.

Đường cùng, Yến đành xin vào làm việc tại xí nghiệp dược Vĩnh Phong rách nát. Đơn được chấp thuận, là v́ xí nghiệp này đang cạn kiệt nguồn bao cấp, thiếu việc làm, Yến tạm thời thế chân ông giám đốc cũ đă khôn khéo cao chạy xa bay mất rồi... Song cái chính là tỉnh này đang thế bí, muốn thử xem Yến có thể giúp được ǵ... Đầu tiên là cho Yến làm hợp đồng một năm... Bù lại cho triển vọng mịt mù này và lương rất thấp, tỉnh đồng ư trao cho Yến một số quyền quyết định.

Nỗ lực của Yến gần như muối bỏ biển, tuyệt vọng nuôi thêm tuyệt vọng... Yến quắt queo, đen sọm, hai mắt sâu trũng... Mỗi lần từ Vĩnh Phúc về Hà Nội thăm con, là một lần Yến đắm ch́m trong nước mắt của mẹ ḿnh và mẹ Nam...

Măi cho đến khi tập đoàn hoá dược Ciba của Thuỵ Sỹ tài trợ cuộc triển lăm hội họa với tên gọi “T́nh yêu cuộc sống”, do Bộ Văn hoá tổ chức tại Hà Nội...

Được tin về cuộc triển lăm này, v́ Nam, Yến xin nghỉ mấy ngày về Hà Nội để bàn với ông Chính. Thế là hai bố con tất tưởi mọi việc, chọn những sáng tác đặc sắc nhất của Nam đem đi tham gia triển lăm.

Nhờ được Hội hoạ sĩ Việt Nam giúp đỡ rất chu đáo mọi chi tiết về kỹ thuật, tranh của Phạm Trung Nam chiếm trọn vẹn một pḥng riêng và trở thành một trung tâm điểm của triển lăm, đông người đến xem nhất. Kết thúc triển lăm, liệt sĩ hoạ sĩ Phạm Trung Nam đoạt giải nhất.

Được kể cho nghe về Nam, bà tổng đại diện Ciba tại Việt Nam vô cùng cảm động khi được mời lên trao giải thưởng cho Yến. Bà trân trọng sáng tác của Nam và cảm phục nghị lực phấn đấu của Yến, nhất là ư tưởng cung cấp thuốc rẻ và tốt cho người bệnh.

T́nh bạn giữa bà tổng đại diện và Yến, vợ của họa sĩ liệt sĩ Phan Trung Nam đă dẫn tới việc mở ra liên doanh giữa Ciba và xí nghiệp dược Vĩnh Phúc.

Hiện tại liên doanh c̣n đang ở giai đoạn “pilot”(*) [(*) Giai đoạn sản xuất thử.], nếu thực hiện tốt sẽ triển khai thành một liên doanh hoàn chỉnh. Yến đang dồn hết mọi tâm trí dẫn dắt liên doanh vượt qua giai đoạn này, có khi hai ba tuần liền không về Hà Nội. Lănh đạo tỉnh làm mọi việc hỗ trợ liên doanh này. Việc học hành của con ḿnh Yến đành tiếp tục trao phó cho ông bà nội vậy.

Cái khó nhất đối với Yến là phải đầu tư quá tốn kém vào nhà xưởng và các thiết bị cho việc nâng cao tối đa độ sạch và hạ xuống mức thấp nhất độ ẩm của không khí trong các pḥng bào chế. Hơn nữa lại phải có thêm một máy phát điện riêng hỗ trợ cho xí nghiệp những lúc mất điện hoặc không đủ điện thế. Yến chạy ngược chạy xuôi lo vốn cho những khâu này, v́ trong hợp đồng liên doanh Yến muốn phía Ciba tập trung đầu tư vào khâu thiết bị và công nghệ hiện đại. Nhờ tướng về hưu Lê Hải và chú Nghĩa giới thiệu, Yến vay được một khoản vốn khá lớn của công ty Ngọc Vân của bốn anh em Vũ cho công tŕnh của ḿnh, nâng được tỷ lệ góp vốn trong liên doanh lên 40/60, quyền hành trong liên doanh v́ thế cũng nhiều hơn. Trong khi đó phần lớn các liên doanh khác trong cả nước phía ta chủ yếu là góp đất mặt bằng, tỷ lệ góp vốn thường là 30/70. Bộ Y tế về kiểm tra đă tấm tắc khen: Cái máy Generalmac này là cái thứ hai có trên miền Bắc. C̣n các máy Dehlco RC 200, Dehlco RC 500 của Ư cũng lần đầu có mặt ở miền Bắc. Thiết bị các dây chuyền khá hiện đại và được bố trí hợp lư.

Trước khi đi vào sản xuất chính thức, xảy ra một trục trặc nhỏ: Một công nhân bị sa thải v́ khi kiểm tra đột xuất anh ta bị phát hiện trong nước tiểu có phản ứng với héroine. Cậy ḿnh là cháu gọi ông bí thư tỉnh ủy là chú ruột, anh ta về nhà huy động cả nhà và họ hàng mang dao rựa gậy gộc ra uy hiếp.

Hôm ấy, vào lúc tan tầm, vừa lúc Yến bước ra khỏi xí nghiệp để lên ô-tô đi về Hà Nội, đám người này ùa ra vây chặt lối xe đi.

- Chính con mẹ này đuổi tao đấy! Đánh chết mẹ nó đi!

- Cho nó một mẻ át-xít vào mặt!

- Đánh cho nó biết đất này có chủ!

- Đ. mẹ nó lại dám đụng vào cháu vua à!

- Đánh! Đánh!...

Tiếng hô hoán ầm ĩ.

Công nhân xí nghiệp ngơ ngác, chạy lại chung quanh thành một ṿng vây lớn. Mọi người rất ngạc nhiên thấy Yến không chạy trốn mà lại nhảy phắt lên đứng trên mui xe, đĩnh đạc:

- Tôi là giám đốc đây. Chính tôi ra lệnh đuổi anh này v́ nghiện ma tuư. – Tay Yến chỉ thẳng vào mặt người cầm dao đứng gần ngay dưới chân Yến. - ...Ai phản đối việc này th́ đứng ra đây mà căi đi!

Không khí náo loạn đột nhiên tắt ngấm. Nhiều người há hốc mồm nh́n Yến đứng trên mui ô-tô với oai phong khác thường, chẳng khác ǵ bỗng dưng có một nữ tướng xuất hiện giữa trời cao vời vợi. Thỉnh thoảng mới có tiếng gió vi vu nhè nhẹ qua các hàng cây, c̣n tất cả im phắc.

- Sao? Không có ai đứng ra bênh cho anh nghiện này à? – Yến chờ một lúc rồi hỏi lại.

Một lúc sau công nhân nhà máy ầm ầm hô lên:

- Anh em ơi... Đánh! Đánh bỏ mẹ thằng ma cô này đi!

- Đồ hỗn láo...

- Quân x́ ke ma tuư!

Thoắt một cái mấy công nhân đứng gần đă đè dí tên nghiện xuống đường. Đám người nhà tên nghiện quẳng dao quẳng gậy chạy tán loạn.

- Thả anh ta ra. Không được đánh anh ta. - Yến ra lệnh.

Mọi người răm rắp làm theo. Tên nghiện câm bặt, mặt xám ngoét cắt không c̣n hột máu.

- Nếu anh ta không có ǵ để nói th́ cho anh ta về. – Yến điềm đạm nói tiếp.

Những bàn tay buông ra. Tên nghiện lồm cồm đứng dậy rồi lủi đi. Được vài bước nó quay lại chửi tục một câu rồi co chân chạy. Yến cảm ơn mọi người rồi nhảy từ trên mui xe xuống đất. Mọi người xúm lại hỏi han Yến. Yến đứng lại nói chuyện với họ một lúc rồi bảo lái xe đưa ḿnh đến thẳng nhà bí thư tỉnh ủy. “Xin đề nghị đồng chí xử trí tên này ngay tức khắc theo đúng pháp luật. Nếu không như vậy tôi sẽ chủ động đề nghị phía Ciba hủy bỏ hợp đồng liên doanh!”.

Hai ngày sau tên nghiện bị đưa đi cai ở trại Cát Bà. Đồng thời danh sách những kẻ đồng loă bị phạt vi cảnh được niêm yết ngay trước cổng xí nghiệp và loan báo trong toàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. Trật tự và kỷ luật trong xí nghiệp bỗng nhiên có thêm một luồng gió mới.

Liên doanh bước vào thị trường vô cùng chật vật, v́ thương hiệu của liên doanh lúc đầu rất ít người biết đến. Nhưng nhờ giai đoạn sản xuất thử tiến hành trôi chảy, nên ngay từ đầu sản phẩm cạnh tranh được trên cả hai phương diện chất lượng và giá cả. Hai năm trước xí nghiệp liên doanh đă hoàn tất giai đoạn phát triển II, đặt thêm hai dây chuyền bào chế gia công các loại biệt dược cho Hàn Quốc để xuất đi Mehico, Brasil, châu Phi.., bao gồm một số biệt dược chữa HIV/AIDS... Sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế cao của liên doanh làm cho giới đầu tư nước ngoài ca ngợi liên doanh này là một điểm sáng của cải cách ở Việt Nam. Tiếng lành đồn xa...

Cuối bữa tiệc cưới của Loan, trong gia đ́nh, cánh đàn ông tranh luận sôi nổi với nhau về bài báo của ông Đoàn Danh Tiến: “Chúng ta lựa chọn toàn cầu hoá nào?”. Đám con cháu họ Phạm hôm nay chỉ thiếu Yến. Vơ Sang, Hai Phong, Hai Hân, Tư Cương, Bảy Dự ra dự đám cưới Loan nhân thể đi thăm Hà Nội cũng có mặt. Ngoài ra một số bạn bè là khách của ông Chính dự đám cưới Loan cũng được mời. Kẻ khen, người chê, tranh luận không phân thắng bại. Ông Nghĩa rủ họ đến nhà minh uống trà tranh luận tiếp. Mọi người đồng ư, với lại chẳng mấy khi có dịp hỏi Tân về mọi chuyện thế giới đó đây. Chủ đề tự do, ai muốn hỏi ǵ th́ hỏi, nói ǵ th́ nói...

- Cánh già đă nói hết ư kiến của ḿnh rồi. Cháu Tân có lời b́nh đi. – Lê Hải đứng ra cầm chịch, giục

- Cháu cứ ngồi xuống mà nói cũng được. – Vơ Sang ngồi cạnh kéo áo Tân.

- Xin phép các bác các chú cho cháu đứng nói cho thoải mái ạ. – Tân đáp lời. Cháu ngồi nghe, nhưng lại cảm thấy ḿnh được nhắc nhở về nghĩa vụ công dân của ḿnh. Cháu chưa đủ vốn sống để b́nh luận chuyện này chuyện nọ...
- Cứ nói đi, nghĩ nào nói thế, đừng sợ! Ít lư thuyết càng hay! – Nghĩa giục con ḿnh.
- Vâng ạ. Trước hết cháu xin kể lể một chút, bắt đầu từ gần tới xa... Đầu năm nay cháu được Viện Toán của trường đại học Thanh Hoa mời sang thỉnh giảng ba tuần, chủ yếu là thuyết tŕnh những bài toán mới. Sau đó cháu được mời đi tham quan Trung Quốc ba tuần nữa, chủ nhà đài thọ hết. Cái chính là họ muốn mời cháu hợp tác, dưới h́nh thức nào cũng được. Chuyến đi này cháu thừa nhận là đă phát hiện ra một nước Trung Hoa mới. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy các chú các bác ạ. Cả miền Tây Trung Quốc c̣n lạc hậu thật, nhưng sự phát triển của miền Đông nếu chỉ biết qua những phương tiện truyền thông mà không đến t́m hiểu tận nơi th́ thật khó tin!.. Ví dụ, cháu không ngờ chỉ trong ṿng 12 năm trở lại đây thôi Quảng Châu thay da đổi thịt hoàn toàn, bây giờ đă có một bộ mặt khang trang bề thế c̣n muốn hơn Hongkong, mặc dù mức độ phát triển chưa có thể so được với Hongkong.

Trung tâm thể thao Olympic của Quảng Châu thực sự là một công tŕnh văn hoá đẹp, hiện đại, không phải các nước công nghiệp nào cũng có được đâu, cháu bị bất ngờ. Hỏi kỹ th́ hoá ra là Trung Quốc thuê Mỹ thiết kế và xây dựng. Ra đảo Hải Nam, cháu c̣n ngỡ ngàng hơn. Cháu nhớ bài học địa lư cháu học phổ thông ngày xưa mô tả ḥn đảo này là của dân chài và những người trồng rau nghèo khổ, có 30 hay 40 dân tộc thiểu số sinh sống... Nhưng Hải Nam bây giờ là một trung tâm du lịch lớn, một trung tâm hội nghị quốc tế.., mỗi năm gần hai chục triệu lượt khách và c̣n tăng nữa. Khắp đảo đang mọc lên những khu công nghệ cao, khu công nghiệp sạch, đồng ruộng của đảo chuyển sang phát triển nông nghiệp nhiệt đới hiện đại và các cây dược liệu quư hiếm. Sân bay Hải Nam có vài chục cái Boeing...

- Nhiều hơn hăng hàng không của nước ta à? – Ông Chính hỏi.

- Hiểu được, nước hơn một tỷ dân mà, anh Chính. – Nghĩa trả lời thay cho con.

- Vâng ạ. – Tân nói tiếp - ...Chúng cháu có một kỷ niệm nhỏ ở Hải Khẩu, thủ phủ của đảo này. Hôm ấy chúng cháu đang ăn cơm trưa, có một ông già vận Âu phục rất chải chuốt, lơm bơm được vài câu tiếng Anh. Ông ta đến chào và gọi người ra rót rượu chúc mừng chúng cháu. Ông già nói biết cháu là nhà toán học của Việt Nam đang thăm Trung Quốc nên đến chào, v́ ông ta rất biết ơn Nghệ An. Ông già kể cho nghe ngày xưa là dân chài, đi đánh cá bị băo dạt vào bờ, được dân chài Nghệ An cứu sống. Chuyện xảy ra năm 1942. Ông ta chính là chủ nhân khách sạn cháu đang ở, tương tự như khách sạn Daiwoo ở Hà Nội... Tại Tam A’, trên một công viên lớn, Trung Quốc dựng một đài viễn vọng bằng thép, cao khoảng hơn trăm mét ǵ đó, hướng tầm nh́n về phương Nam bao la của biển Đông...

- Nhưng người Trung Quốc thực dụng lắm, nghe nói có nơi họ c̣n kết nạp cả tư sản vào Đảng? – ông Hai Phong chen vào câu chuyện Tâm đang kể.

- Vấn đề bác hỏi cháu trả lời được ạ. Các bạn Trung Quốc chỉ lư giải việc họ đang làm bằng câu: Phát triển, phát triển và phát triển – hay là chết!

- Cháu chỉ có thể nói về những điều ǵ đập vào mắt cháu thôi ạ. Ấn tượng nhất là Trung Quốc thẳng thắn đặt ra cho ḿnh nhiệm vụ tiến cùng thời đại để phát triển mạnh, sớm trở thành siêu cường.

- Thế chẳng lẽ họ từ bỏ chủ nghĩa xă hội cháu? – ông Hai Phong ngạc nhiên.

- Họ nói, đấy chính là chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc ạ! Anh viện trưởng viện toán đại học Thanh Hoa nói với cháu: Phục hưng Trung Hoa, lấy lại 5 thế kỷ đánh mất và giành vị thế trung tâm thế giới, đấy mới là chuyện sống c̣n của chúng tôi, là thước đo sự trung thành với chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông và lư luận Đặng Tiểu B́nh! Trổi dậy ḥa b́nh là như thế! Cháu nghe mà cứ ngây ra như vịt nghe sấm...

- Sao lại thế hả con? - ông Nghĩa hỏi.

- Bố ạ, nếu đúng như anh ta nói th́ trên đời này ít nhất là có hai chủ nghĩa Mác, một của Việt Nam và một của Trung Quốc!

- Nói bậy! Có phải Trung Quốc thờ ơ đối với sự sụp đổ của các nước Liên Xô - Đông Âu không? – Vẫn ông Hai Phong.

- Cháu thấy sách báo Trung Quốc giải thích cho dân nói rơ sự sụp đổ này là tất yếu, do đổ vỡ từ bên trong và thua cuộc với bên ngoài. Trung Quốc cần rút ra cho ḿnh bài học! Cháu nghĩ Trung Quốc có lư!

- Lại nói bậy! Sụp đổ là do Gorbachov và Yeltsin phản bội!

- Cháu thấy hiểu thế không được đâu bác Hai ạ! Nhưng cháu thừa nhận là hai ông này muốn cải cách để cứu văn, nhưng không có phương sách phù hợp nên đă làm cho sụp đổ diễn ra nhanh hơn... và... và... hoành tráng hơn ạ!.. – Tân lúng túng không chọn được từ thích hợp.

- Hoành tráng hơn?.. Thái độ của anh như thế à? – Ông Hai Phong rất khó chịu.

Mọi người lo cho Tân. Ông Nghĩa đùn ông Lê Hải đứng ra lái câu chuyện đi hướng khác để cho không khí dịu lại, nhưng Lê Hải gạt đi:

- Cháu cứ nói suy nghĩ của cháu cho cả nhà nghe xem nào!

- Vâng ạ. Theo cháu, không có câu trả lời nào khách quan hơn là lịch sử. Có lẽ nên t́m hiểu lại lịch sử Liên Xô - Đông Âu trong suốt thời gian tồn tại khối SEV và hệ thống Varsovie là tốt nhất ạ. Từ thời ông Khrut-xốp trở đi đă gặp nhiều khó khăn lắm rồi...

- Hết bênh vực kẻ phản bội, c̣n bào chữa cho cả xét lại nữa! Sao cả nhà chịu khó ngồi nghe măi cái nhà anh này nói nhảm! – Ông Hai Phong không tự kiềm chế được.

Lê Hải phải xông vào cuộc:

- B́nh tĩnh một chút anh Hai. Cứ để cho cháu nó tŕnh bày có đầu có đuôi xem nào. – Lê Hải quay ra Tân - Như vậy những lục đục trong nội bộ khối SEV và hệ thống Varsovie trước hết là do những mâu thuẫn quốc gia, mâu thuẫn dân tộc mà ra? Có thể hiểu như thế được không Tân?

- Dạ, chí ít đấy là nguồn gốc của những lục đục đă xảy ra ạ. Có nhiều ví dụ lắm. Nh́n lại, xin các bác các chú thử h́nh dung xem: Có cách ǵ chia cắt vĩnh viễn nước Đức thành hai quốc gia riêng biệt được không ạ? Cháu nghĩ chủ nghĩa xă hội ưu việt đến mấy cũng không thể át được vấn đề này. Đấy mới chỉ là một trong những ví dụ nổi bật thôi ạ!

- Anh vẫn đánh trống lảng, đổ cho hết nguyên nhân nọ đến nguyên nhân kia mà chẳng thấy anh nói lên điều ǵ có thực chất! – Ông Hai Phong vẫn chưa chịu.

Tân lắc đầu lè lưỡi, nhưng phải cúi mặt xuống, v́ sợ thất lễ với ông Hai Phong. Một lúc sau Tân mới dám ngửng mặt lên:

- Cháu đă tŕnh bày những vấn đề chết người như thế mà vẫn chưa thuyết phục được bác. Cháu xin tŕnh bày ư của các nhà lư luận Trung Quốc đánh giá về đảng cầm quyền có được không ạ? Họ đăng trong các tạp chí lư luận của đảng, báo chí phương Tây đăng lại và rất chú ư chuyện này.

- Hay đấy! Nói đi! Nói đi! – Cánh trẻ nhao nhao như cái chợ vỡ.

- Trật tự! Trật tự! – Lê Hải vừa nói vừa giơ hai tay làm nhiệm vụ chủ tọa của ḿnh: - Được đấy, cháu nói đi! Cấm giấu điều ǵ đấy Tân nhé!

- Bác yên tâm ạ. – Tân tŕnh bày - Trung Quốc có nhiều bài phân tích về sự sụp đổ của các đảng cầm quyền tại các nước Liên Xô - Đông Âu cũ. Tóm tắt lại, các nhà lư luận Trung Quốc đưa ra mấy nguyên nhân sau đây: Thứ nhất là đảng lănh đạo nhưng lại không tự tách ḿnh ra khỏi chính quyền, do đó trên thực tế đảng làm mất hiệu lực vai tṛ nhà nước. Thứ hai là đảng không xây dựng được một hệ thống chính trị - xă hội của dân làm rường cột cho hệ thống chính trị - xă hội của đất nước, nên trên thực tế đảng nắm hết, và như thế đă làm trống rỗng hệ thống chính trị - xă hội của đất nước. Thứ ba là đảng ngày càng tha hóa và thao túng mọi quyền lực. Thứ tư là nội bộ đảng, nhất là ở cấp trên, có hiện tượng phân liệt và tranh giành quyền lực. Các nhà lư luận Trung Quốc cho rằng nguyên nhân của mọi nguyên nhân là nội bộ các đảng ở các nước Liên Xô - Đông Âu cũ mất dân chủ nghiêm trọng, nhấn mạnh đấy là những bài học sống c̣n đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Cháu phải ngả mũ bái phục sự thẳng thắn của giới nghiên cứu lư luận Trung Quốc các bác các chú ạ. Thấy người cháu muốn liên hệ đến ta...

Để giảm bớt sự bực bội của ông Hai Phong, ông Chính chủ động lái câu chuyện đi hướng khác:

- Tân này, nghĩ kỹ đi rồi hăy trả lời bác nhé.

- Vâng ạ.

- Câu hỏi của bác là thế này: Tại sao Trung Quốc lại làm được những điều kỳ vĩ như vậy? Chẳng lẽ họ có phép màu ǵ?

Quả là câu hỏi làm Tân ngắc ngứ. Anh phải cố lục lọi trong trí nhớ của ḿnh những ấn tượng c̣n lưu lại, những cuộc tranh luận không dứt trong nhiều hội thảo ở Stockolm, London, Maine... mà Tân đă tham dự trong những năm vừa qua, cân nhắc, đánh giá...- Bác Chính ạ... cháu thú thật đấy cũng là câu hỏi của cháu, cứ mỗi lần nghĩ đến cháu lại tự trả lời ḿnh một cách khác... Trước khi bước vào cải cách, Trung Quốc đă có mấy chục năm t́m kiếm, thí nghiệm các mô h́nh. Đă trải qua nhiều đổ vỡ tan hoang, cao điểm là cách mạng văn hóa đẫm máu... Hôm qua cháu vừa mới t́m ra được câu trả lời mới: Trung Quốc cải cách thành công v́ bản thân nước này là cả một thế giới, có một đảng mạnh lănh đạo, nên khả năng xoay trở lớn... Hôm nay cháu lại thấy không thoả măn... Gần hai mươi năm tốc độ tăng trưởng liên tục trên 9% ở cái nước có hơn một tỉ dân thật không phải chuyện đơn giản!..

- Hôm nay con tự trả lời ḿnh thế nào? – Ông Nghĩa hỏi luôn.

- Dạ... Hôm nay con t́m ra một điều khác: Có lẽ các đồng nghiệp của con ở đại học Trung Sơn tại Quảng Châu giải thích có lư hơn cả: Trung Quốc đă làm được một việc mà sáu mươi năm qua nền dân chủ đông dân nhất thế giới là Ấn Độ chưa làm được. C̣n nước Nga từ thời ông Yeltsin đă định làm thế mà cho đến nay vẫn chưa ra khỏi đổ vỡ...

- Việc ǵ vậy, cháu nói rơ ra ngay xem nào! – Lê Hải sốt ruột.

- Vâng... Đó là Đảng Cộng Sản Trung Quốc mấy chục năm qua đă tạo ra được một tầng lớp trung lưu trong xă hội đông khoảng gấp hai lần dân số nước ta ạ! Lực lượng này đă đánh thức và bây giờ đang làm cho con rồng Trung Quốc cất cánh... Cả thế giới phải sửng sốt. Hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi kế hoạch xây dựng xă hội trung lưu hay xă hội khá giả toàn diện vào năm 2020!

- Thế giai cấp công nhân đâu? Ai lănh đạo? – Ông Hai Phong dồn ngay, như một bản năng.

- Thưa bác, giai cấp công nhân cho đến bây giờ... cháu chắc vẫn là giai cấp công nhân, vẫn là do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lănh đạo ạ... Nhưng trong khi trả lời các bác các chú như thế này, cháu lại bắt đầu nghĩ khác rồi ạ...

- Khác cái ǵ? – Lê Hải hỏi ngay.

- Thưa bác, nghĩ kỹ lại, cháu thấy có lẽ cách giải thích của cánh nghiên cứu ở Thượng Hải có lư hơn. Họ nói Trung Quốc cải cách thành công lớn là do: Lănh đạo có gan, phát huy được trí tuệ của khoa học, khơi dậy được tính năng động của giới kinh doanh, tạo ra được đồng thuận xă hội, cùng đi với trào lưu thế giới!

- Tân ơi, đây là sự tổng kết đáng kính nể! – ông Nghĩa thốt lên.

- Thượng Hải được coi là thinktank của Trung Quốc mà bố! Họ c̣n nói với con là con đường tơ lụa từ ngàn đă xưa tỏa ra đi khắp thế giới, trong năm thế kỷ qua đă tới Lisbon, đến London, hiện nay là đang ở Washinghton.., trong tương lai nhất định sẽ dẫn về Thượng Hải... Thưa các chú các bác, nghe như vậy có sướng tai không ạ?!

- Ôi tầm nh́n Trung Quốc! – ông Chính kêu lên, cánh trẻ cũng lao xao đồng t́nh.

- Cháu thực sự tin rằng lănh đạo Trung Quốc đang giác ngộ sâu sắc thời vận lớn nhất trong lịch sử năm ngh́n năm của dân tộc ḿnh, các chú các bác ạ...

Nhận xét này của Tân làm cho câu chuyện tự dưng gián đoạn hồi lâu. Mỗi người rơi vào suy nghĩ riêng của ḿnh. Giác ngộ sâu sắc thời vận lớn nhất của dân tộc ḿnh… - Ông Nghĩa đánh vật với ư này trong đầu.

- Thôi được, hăy biết thế đă, cháu nói tiếp đi! – ông Chính muốn tập trung khai thác những suy nghĩ của Tân.

- Cháu thực sự khâm phục ư đồ muốn biến Trung Quốc thành công xưởng của cả thế giới. Đi đến đâu họ cũng giảng cho cháu mục tiêu này. Có lẽ Trung Quốc hiểu và thuộc bài học toàn cầu hóa nêu trong Tuyên ngôn Cộng sản tốt hơn chúng ta rất nhiều ạ!

Cả nhà ồ lên... Chờ cho mọi người im lặng, Tân lại tiếp tục:

- Thưa các chú các bác, trông người lại nghĩ đến ta... Cháu có một chuyện băn khoăn như thế này ạ... Năm ngoái, khi qua Los Angeles cháu mua được cuốn sách có tên là Tại sao chúng ta thua Việt Cộng? Trong đó các nhà chính trị chế độ Sài G̣n cũ tranh luận với nhau về nguyên nhân dẫn đến ngày 30 Tháng Tư. Đọc phần kinh tế, cháu thấy một cựu phó thủ tướng đưa ra nhận xét, đại ư thế này: Toàn bộ quá tŕnh ra đời và tồn tại của Việt Nam Cộng ḥa cho đến khi tiêu vong không có một vấn đề kinh tế nào là vấn đề kinh tế, nên sự sụp đổ đă được thiết kế sẵn (built in) ngay trong ḷng chế độ Cộng hoà... Cho nên sụp đổ là tất yếu, không tiền của hay sức mạnh quân sự nào có thể đảo ngược được, lại càng không thể đối chọi được với sức mạnh quân sự của Việt Cộng. Nhận xét này làm cháu suy nghĩ lắm... Thế th́ làm sao đua tranh được với thiên hạ...

- Không có một vấn đề kinh tế nào là vấn đề kinh tế! Một nhận xét đáng nể đấy Tân ạ. - Ông Chính đồng t́nh với cháu ḿnh, trong đầu nghĩ đến không ít những vấn đề, những công tŕnh kinh tế không phải là v́ kinh tế trong suốt mấy chục năm qua trên cả nước ta.

Riêng Lê Hải và Nghĩa chụm đầu lại với nhau bàn về nhận xét rất tổng hợp và khái quát này.

- Tóm lại là cháu thấy Trung Quốc nh́n vào cả thế giới để t́m đường phát triển cho ḿnh, c̣n ta th́ h́nh như đang c̣n ngắm nghía ḿnh và lạc lơng trong thế giới! – Tân muốn kết thúc ở đây.

- Giỏi nhỉ, lại c̣n mỉa mai phỉ báng đất nước nữa! – ông Hai Phong bực lắm, nhưng không dằn ḷng được.

- Xin bác Hai Phong bớt giận, cháu nghĩ sao nói vậy ạ. – Tân phân bua. - Cháu nói rất cảm tính, băn khoăn lắm, chẳng có chút lư luận khoa học nào cả.

- Không, không sao. Cháu cứ bộc bạch hết đi! – Lê Hải động viên Tân.

- Cháu thấy lănh đạo Trung Quốc làm việc có bài bản, tính toán cao thủ với ư chí như Ngu Công dời núi...

- Phản ứng trên thế giới thế nào hả cháu? – Ông Chính hỏi.

- Thưa bác, không ít nhà kinh tế, nhà chiến lược có tiếng tăm trên thế giới đang đặt ra bao nhiêu câu hỏi về Trung Quốc... Bao vây không được, cạnh tranh hàng rẻ không được, đối đầu với nhau th́ Trung Quốc lớn quá... Nhiều người c̣n nói Trung Quốc là vấn đề của cả thế giới!..

- Bậy! Vấn đề của cả thế giới là ai thắng ai giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xă hội! – Ông Hai Phong sửa gáy Tân ngay tức khắc.

- Nhận xét riêng của cháu thế nào? – Ông Chính chủ động giữ không cho câu chuyện lạc đề.

- Nh́n một cách khái quát, cháu thấy Nhật đă đi quăng đường của Mỹ làm ra hàng hóa có chất lượng và công nghệ cao nhanh hơn Mỹ, sau đó là Hàn Quốc lại đi nhanh hơn Nhật, h́nh như bây giờ Trung Quốc lại đang t́m cách đi nhanh hơn Hàn Quốc... Nước đi sau th́ phải như vậy.

- Cháu liên hệ như thế nào với nước ḿnh? – Vẫn ông Chính hỏi.

- Thưa bác, nếu được nói theo ngôn ngữ của Tuyên ngôn Cộng sản, cháu cho rằng: Hàng rẻ của Trung Quốc là những đạn trọng pháo đang bắn thủng hàng rào hải quan trên khắp biên giới nước ta. Đấy là phát ngôn liều mạng của cháu ạ.

- Tân, cháu không được phép gây căng thẳng quan hệ hai nước! – Ông Lê Hải nói thế nhưng lại cười cười, mắt nh́n ông Hai Phong, cái chính là để giữ cho quả bom Hai Phong khỏi nổ tung.

- Tôi thấy nghĩ như các anh lệch lạc hết rồi... Đổ bao nhiêu xương máu là để giành lấy độc lập tự chủ. Ta làm ǵ là quyền ở ta chứ! Sao bây giờ nhất cử nhất động cứ phải ngó ngó nghiêng nghiêng thiên hạ? Thế th́ hy sinh chiến đấu để làm ǵ? - Ông Hai Phong bác lại kịch liệt.

- Bác Hai Phong có cái lư của bác. Con nghĩ như thế nào? – Nghĩa muốn biết suy nghĩ của con ḿnh về chuyện nhạy cảm này và cũng để tỏ ư tôn trọng Hai Phong.

Tân phải suy nghĩ một lúc:

- Vâng con xin nói theo cách hiểu của con. Đúng là chúng ta hoàn toàn có quyền làm các việc chúng ta muốn. Nhưng thưa... nếu không cạnh tranh được th́ sẽ ách tắc, nợ nần chồng chất và cuối cùng đổ vỡ... Sử dụng cái quyền độc lập tự chủ theo cách nghĩ như vậy sẽ là tội lỗi, các thế hệ con cháu sẽ phải trả giá chết thôi đấy ạ.

- Tân, lời lẽ nên thận trọng! – Bà Nguyệt nhắc con.

- Mẹ ạ, có thể độc lập tự chủ trong việc chọn lấy cái chết, cái phá sản đấy ạ! - Sao anh không nói toẹt ra đấy là độc lập chủ quyền của những thằng khùng?! Thà như thế tôi c̣n đỡ tức hơn! Ai c̣n có thể chửi độc lập chủ quyền của đất nước tệ hơn thế nữa không? - Ông Hai Phong không chịu nổi nữa, vùng vằng bỏ ra ngoài, không c̣n bác bác cháu cháu với Tân nữa..
Mọi người không quá bất ngờ trước sự phản ứng quyết liệt của Hai Phong, nhưng riêng Tân th́ sợ hết hồn, định nói lời xin lỗi mà cũng không dám, đành ngồi xuống nhấp mấy ngụm nước, chờ đợi.

Căn pḥng ồn ào những câu hỏi, những lời b́nh. Nhiều ư kiến biểu lộ sự băn khoăn lo lắng.

- Anh Hân nên mang vấn đề cháu Tân đặt ra cho giáo sư Đoàn Danh Tiến trả lời đi. – Lê Hải đập đập vào vai Hai Hân.

- Đáng lắm. Nhưng tôi sợ ông Tiến sẽ từ chối. Lâu lâu rồi đă mấy lần tôi viết cho ổng hỏi thăm sức khỏe mà ổng cũng không trả lời... – Hai Hân đáp lại.

- Suốt buổi cháu đặt nói về cái hay cái mạnh của Trung Quốc. Cháu có tôn sùng Trung Quốc quá không Tân? Bác hỏi rất thật ḷng đấy. – Ông Hai Phong đă trở vào, h́nh như bắt đầu b́nh tĩnh trở lại.

Tân đứng lên:

- Dạ thưa bác nước nào chẳng có những chuyện dở ạ. Tổng thống Clinton có chuyện phải ra hầu toà. Cựu tổng thống Ư bị kết án tù v́ tội cho người ám sát nhân viên công an điều tra hành vi tham nhũng của ông ta. Chuyện Thành Khắc Kiệt bị xử tử, Trần Hy Đồng(*) [(*) Các ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ.] phải ngồi tù... cháu chắc ai cũng biết. Internet có nhiều bài viết về con đường trở thành tỷ phú của một số con cháu mấy vị cao cấp ở Trung Quốc... Nhiều vùng nông thôn Trung Quốc c̣n khổ lắm... Những chuyện đau đầu như thế nhiều lắm, nhưng chẳng lẽ kể lể ra để tự ru ngủ ḿnh hay sao ạ?
- Có ư kiến coi Trung Quốc là một đầu tàu mới trong kinh tế thế giới, ư cháu thế nào? - Ông Chính hỏi.

Tân đắn đo hồi lâu:

- Thưa bác, cháu chưa biết nói thế nào ạ... Trung Quốc hiện nay đang dùng những khoản thặng dư thương mại và trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới của ḿnh đi mua các hăng nước ngoài khổng lồ, các vùng nguyên liệu lớn trên thế giới, ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh, châu Đại Dương... Báo chí nói việc Trung Quốc đàm phán với tập đoàn dầu khí UNOCAL để mua đứt tập đoàn này với giá 19 tỷ đôla, trong khi người khác dám trả cao nhất mới chỉ đến cái giá 17,5 tỷ! Thật là những chuyện chưa từng có trên trái đất này các bác các chú ạ. Nhà cầm quyền Mỹ đang rất lúng túng, cháu chắc là họ sẽ không dám cho phép bán... Rơ ràng chúng ta đang ngơ ngác trước sự xuất hiện một thế giới khác trong ḷng thế giới của chúng ta, cứ như thể một con khủng long từ đâu đó bỗng dưng xuất hiện giữa vườn tự nhiên của thế giới hôm nay – Tân dừng lại, không muốn đi sâu vào đề tài này.

- Ví von của con thở ra toàn mùi ông Darwin! – Ông Nghĩa b́nh câu cuối cùng của Tân.

- Con thú nhận Darwin từ lâu đă ngấm vào máu con rồi bố ạ. Không thế có lẽ con không sống ở nước ngoài được!

- Con suy nghĩ ǵ về t́nh h́nh hiện tại? – Giọng ông Nghĩa đầy ưu tư.

- Thưa bố, đời sống thực tế không ít các thị tứ, thành phố nhỏ ở Tây Âu, Canada.., lác đác cả ở Mỹ và ở Nhật nữa, đă bị sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc xóa khỏi bản đồ sản xuất của thế giới – nhất là hàng tiêu dùng, bây giờ lan sang cả hàng tiêu dùng lâu bền và cao cấp, hàng công nghệ tin học... Riêng về hàng dệt may th́ cả Mỹ và Tây Âu đều khốn đốn với Trung Quốc!.. Dăm năm trở lại đây giá dầu lửa, giá các nguyên liệu khác tăng liên tục, trong các nguyên nhân có nguyên nhân cầu của thị trường khổng lồ Trung Quốc tăng vọt... Nền kinh tế Trung Quốc quá dư thừa hàng hóa và rất khan hiếm nguyên nhiên liệu đang tham gia vào thay đổi phân công lao động thế giới, nhất là tác động vào những nước đang phát triển... Đấy là những sự thật hiển nhiên, ai có thể bàng quan được ạ.

- Thế c̣n ảnh hưởng chính trị? – Nghĩa hỏi tiếp.

- Theo con, Trung Quốc là bậc thầy của vận dụng mâu thuẫn ạ. Họ lựa chọn đi với cả thế giới đa nguyên, tận dụng cái tâm lư chống Mỹ để ḱnh địch lại cái thế độc tôn đơn phương của Mỹ... Quả là sự lựa chọn cao tay.

- Lại sẽ tiếp tục cái chuyện cổ lỗ sĩ trâu ḅ húc nhau ruồi muỗi chết có phải thế không hả cháu? – Bố Yến hỏi.

- Thưa bác... quả là có nhiều người lo lắng. Tổng thống Malaysia đă có lần nói với thủ tướng Trung Quốc: Trỗi dậy ḥa b́nh là một con voi, đi đến đâu là xéo nát đấy! Thủ tướng Trung Quốc phải trấn an ngay: Chúng tôi sẽ cố gắng làm người quản tượng tốt! C̣n trong một cuộc hội thảo năm ngoái ở London, đồng nghiệp của cháu nói trắng ra: Mỹ và Trung Quốc là hai con voi, chúng làm t́nh với nhau hay đánh nhau, chung quanh đều tan hoang!..

Lê Hải đế vào:

- Cuộc đời c̣n bi đát hơn nếu đứng kề bên con voi mà chỉ làm thầy bói xem voi! Cháu có nghĩ thế không Tân?

 Dạ... – Tân lúng túng không biết nên trả lời thế nào, chỉ sợ phạm thượng...

- Sao Trung Quốc họ giỏi thế hả cháu? – Ông Trần Thu lên tiếng.

- Cả thế giới hỏi nhau câu này chứ không phải riêng ḿnh bác đâu ạ. – Tân trả lời.

- Cả thế giới? – ông Trần Thu.

- Thưa bác cả thế giới có ư thức ạ!..

- Nói thế là anh gián tiếp phê b́nh ta vô ư thức à? – ông Hai Phong vặn lại.

- Cháu không dám... Theo cháu chẳng có sự huyền bí Trung Quốc nào cả. Nhưng cháu thừa nhận Trung Quốc có một nền văn hóa độc đáo lâu đời, lại có khả năng xoay trở biến hóa của một cường quốc đang lên, nên rộng đất tung hoành.

- Nhưng vẫn cứ phải thừa nhận lănh đạo của họ là siêu chứ hả Tân? - Lê Hải gặng hỏi.

- Vâng, điều này th́ thiên hạ đều thừa nhận. Song thế giới ngày nay cũng khác xưa nhiều rồi ạ...

- Khác cái ǵ? Trước sau vẫn mạnh được yếu thua, khôn sống mống chết... – Lê Hải hỏi.

- Nói như bác th́ không sai vào đâu được ạ... Hiện nay một số người đang xôn xao về việc Mỹ và Trung Quốc thỏa hiệp với nhau kỳ này chưa cho Nhật kiếm một ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc!

- Sao? Nhật là đồng minh chiến lược của Mỹ cơ mà? – Ông Lê Hải hỏi ngay.

- Thưa bác, bàn cờ lớn và đánh cờ th́ nó như thế ạ! Đối với Mỹ và Trung Quốc trong vấn đề cụ thể này th́ hôm nay Nhật chỉ là nước bên thứ ba thôi! Mà số phận nước bên thứ ba th́ nó như thế!.. Mạnh yếu nó là như thế ạ...

Tân chưa dứt lời, Lê Hải đă kêu lên:

- Ôi, Nhật mà c̣n bị thế, vậy nước ta là nước bên thứ ba loại nào trong cái thế giới này hả Tân?

Tân ngẫm nghĩ, nhưng bí:

- Cháu chịu không biết trả lời thế nào ạ... Cháu chỉ biết rằng nước ta không phải là đối tác quan trọng của hầu hết các nước quan trọng đối với ta! Cho nên câu chuyện hoàn toàn tùy thuộc vào cách ứng xử của ta ạ?

- Các anh các chị ạ, gần một nửa thế kỷ nay nước ta đă nếm trải các vị thế khác nhau của nước bên thứ ba trong nhiều t́nh huống, có phải thế không ạ?.. – Nghĩa bổ sung cho ư kiến của con ḿnh. - ...Có những điều khó nói trước thật... Nhưng cốt lơi là phải hiểu cả bàn cờ lớn để có thể hiểu được vị thế nước bên thứ ba của ḿnh trong mỗi t́nh huống.

- Có lẽ nói như bố cháu là xác đáng đấy ạ. – Tân đồng t́nh: - Có người c̣n cho là ngày nay Trung Quốc đă bắt đầu tham gia vào việc sửa lại bản đồ chính trị thế giới!

- Nhằm thúc đẩy xu thế thời đại đi lên chủ nghĩa xă hội chứ? – Khái muốn ép Tân phải nói sát sườn vào suy nghĩ của ông Hai Phong.

- Em để cho trí thông minh của anh tự t́m hiểu! – Tân cười đáp lại rồi nói tiếp. - Rồi đây thế giới sẽ là đa cực, lưỡng cực, hay một cực? Trong từng vùng trời vùng đất, trong từng vấn đề và từng lúc sẽ là mấy cực? Cực nào?.. Thiên biến vạn hóa lắm ạ...

- Cái bàn cờ lớn th́ đúng nó là như thế đấy! – Nghĩa thốt lên, biểu thị sự đồng t́nh với con ḿnh.

Ông Nghĩa liên hệ lại trong đầu những nước cờ lớn đă xảy ra đối với nước ta từ những năm đánh Mỹ đến nay, nhớ lại thời cái thế giới nhâu nhâu chống ta đă làm cho ông và Lê Hải nát ruột nát gan hôm đến thắp hương cho Nam năm nào... Năm ấy Nam vừa mới hy sinh, con của Nam đang bi bô tập nói, Lê Hải vừa mới cầm quyết định cho về hưu nóng bỏng trong tay... Những năm tháng thiêu đốt tim gan, ông nhớ như in trong óc tất cả...

Cả gian nhà người nọ nh́n người kia, im lặng, căng thẳng.

Bà Nguyệt ghé sát vào tai chồng: - “Thôi chết! Thế này th́ không thể nói Tân ghét chính trị được anh Nghĩa ạ” – “Anh cũng nhận thấy vậy, câu chuyện c̣n nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ nhiều em ạ. Lo càng thêm lo...” - ông Nghĩa đáp lại.

- Có thể nói Trung Quốc đă t́m ra con đường cho riêng ḿnh không hả Tân? – Vẫn ông Chính.

- Dạ... thưa bác quả là vậy ạ. Cháu vẫn giữ nguyên ư kiến là họ chọn đúng cho họ...

Nhận xét này của Tân làm cho ông Nghĩa như bị điện giật. Ông không sao hiểu nổi con ḿnh lại nghĩ giống ông già Học đến thế?

Ông Nghĩa liên hệ lại cả một chuỗi những buổi nói chuyện với chú ḿnh suốt từ Bắc vào Nam trong chuyến đi nhớ đời...

...Cháu ơi, đừng làm cái việc như Lễ nói là đưa chuyện trên trời xuống trần giới... Đấy không phải là con đường đi lên của nước ta... Nhưng đă lựa chọn rồi mà không ư thức được ḿnh đă lựa chọn th́ cũng nguy lắm!.. Hay mấy năm đổi mới vừa qua chỉ là sự lựa chọn bất đắc dĩ? Cháu không mảy may suy nghĩ ǵ về điều này sao?.. Một chân đă bước hẳn vào thị trường thế giới, thế mà chân kia vẫn c̣n ngập sâu trong quá khứ... Sao măi không nhận ra điều này hả Nghĩa?..

Trong giây lát ông Nghĩa quên mất sự có mặt của những người chung quanh. Ông không rơ mọi người đang nói tiếp những ǵ. Sự lựa chọn của Trung Quốc thu hút hết tâm trí ông...

- Cháu nghĩ ǵ về quan hệ hai nước? – Ông Lê Hải tiếp tục khai thác Tân.

- Thưa bác, là nước liền kề... – Tân dừng lại, cân nhắc thận trọng một lần nữa rồi mới dám nói tiếp - Trước sau cháu vẫn cho rằng nước ta phải có bản lĩnh, phải vượt lên trên gánh nặng của lịch sử và thách thức của hiện tại để thực hiện hữu nghị và hợp tác thật sự với Trung Quốc! Đây là vấn đề sống c̣n đối với nước ta ạ... Khó lắm đấy ạ, nhưng không có con đường nào khác. Nhất thiết không tự ti, không ảo tưởng, không ỷ lại th́ hợp tác được ạ... Bạn bè c̣n có thể tuỳ nghi lựa chọn, nhưng láng giềng th́ phải chung sống với nhau vĩnh viễn. Câu chuyện là như thế. – Tân dừng lại uống nước để cân nhắc cho thấu đáo.

Chung quanh như đang nuốt sự im lặng. Mọi người kiên nhẫn chờ đợi.

- … Cháu xin nói thêm, trong quá khứ sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước đều bị cả hai bên gây chấn thương... Đấy là sự thật, về phần nước ḿnh, ḿnh phải chủ động khắc phục vết thương này... Phải rất ṣng phẳng như thế và cùng có lợi ạ... không chống lại bất kỳ bên thứ ba nào... Phải t́m cách đi được với cả thế giới để thực hiện bằng được sự hợp tác sống c̣n này với Trung Quốc các bác các chú ạ... Theo cháu cuộc sống đang đặt ra vấn đề như thế, không có ǵ phải úp úp mở mở cả...

- Cháu tin là như vậy à? – Lê Hải hỏi lại cho chắc.

- Theo cháu, nước yếu, chơi bài ngửa với cả thế giới th́ có thể chơi được với tất cả các nước mạnh ạ... Những thập kỷ phía trước là thời gian vàng đối với nước ta, không tận dụng được sẽ tự chuốc thêm nhiều khó khăn không đáng có ạ. – Tân cả quyết.

Ông Nghĩa ngồi im, gật gù nh́n Tân, nhưng lại tự nói với ḿnh trong ḷng... Những câu chuyện với ông già Học cứ lởn vởn măi trong tâm trí ông...

- Lẽ tự nhiên không tránh khỏi lúc này lúc khác ta và bạn sẽ có những xung đột lợi ích. Vấn đề chỉ là xử lư những xung đột này theo tinh thần như cháu vừa nói thôi ạ. Cháu hiểu nói th́ dễ, nhưng làm khó lắm đấy ạ, song bắt buộc phải như vậy... – CÀNG NÓI, TÂN CÀNG CảM THấY Tự TIN.

Cả gian nhà lại lặng đi trong chốc lát v́ tầm vóc lớn của câu chuyện.

- Cháu Tân này, cháu đi nhiều nước, cháu thấy thời đại ngày nay các nước họ xử lư quan hệ láng giềng với nhau như thế nào? - Ông Lê Hải là người đầu tiên phá vỡ sự im lặng này.

- Bác toàn hỏi khó cháu thôi! – Tân lúng túng mất một lúc: - ...Nếu bác khoanh g̣n gọn cái xu thế thời đại của bác vào phạm vi một vài thập kỷ tới, th́ may ra cháu mới trả lời được ạ.

- Tân ơi, nói như thế là em ḷi đuôi bác lại xu thế thời đại tiến lên chủ nghĩa xă hội trên phạm vi toàn thế giới đấy! – Mai xiên vào ngay, không buông tha em ḿnh.

- Em thấy chị chỉ giỏi bẻ hành bẻ tỏi thôi! Từ đầu buổi em chưa thấy chị có một cao kiến nào! – Tân cười, t́m cách phản công lại chị ḿnh.

- Không được lạc đề! – Lê Hải chặn ngay hai chị em Tân.

- Vâng. Thưa bác, cháu có một đồng nghiệp Canada, cùng là giáo sư đang thỉnh giảng với cháu tại Stochkolm. Có lần chuyện tṛ với nhau về nhân t́nh thế thái, anh ta cũng suy nghĩ khá sâu sắc về mối quan hệ Việt - Trung.

- Anh ta lo hộ cho chúng ḿnh à? – Bố Yến hỏi.

- Cháu nghĩ ai quan tâm đến thời cuộc chắc đều thế... Nhiều lần anh ta cứ lôi các tin tức trên báo ra hỏi nhận xét của cháu, mà lại không thể nói chuyện với anh ta bằng ngôn ngữ xă giao được... Thực ḷng nhiều lúc cháu bí. Có lần cháu hỏi thẳng ư kiến của anh ta Việt Nam nên như thế nào... Anh ta nói phăng: Tôi không thể nghĩ thay bạn được, v́ mỗi quốc gia là một cá biệt… Tôi phục Việt Nam đă đánh thắng nhiều kẻ thù mạnh hơn ḿnh gấp nhiều lần, song tôi cũng phục Thái Lan trong cùng một khu vực các anh mà hầu như chẳng phải tiến hành cuộc chiến tranh nào! Cháu nghe mà cứ ngẩn người ra!..

- Là giáo sư có khác, câu trả lời rất thông thái! – Bố Yến b́nh luận.

- Ở ta là cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng, phải nh́n vấn đề như thế chứ! – Ông Trần Thu nói chắc nịch.

- Nếu thế th́ đừng chọn làm cây mà chuyển sang chọn làm gió đi có được không anh Thu? – Ông Chính vừa nói vừa cười v́ muốn trêu bạn ḿnh.
Lê Hải và Nghĩa lại nh́n nhau.

Bà Hậu v́ mải tham gia chuyện tṛ với đám bạn bên pḥng bên, thỉnh thoảng chạy qua chạy lại giúp bà Nguyệt đôi việc tiếp khách của chủ nhà, nên theo dơi câu chuyện của Tân câu được câu chăng. Nhưng đến đoạn này bà Hậu thấy bị cuốn hút kỳ lạ, cố chăm chú nghe và hiểu rơ đầu đuôi câu chuyện. Thấy bố Yến và ông Chính nói như thế, bà cũng xin nói chen vào:

- Các anh các chị cho phép em nhận xét thế này, cháu Tân nói ḷng ṿng đôi chút thật đấy, nhưng em thấy câu chyện dễ hiểu quá. – Bà Hậu đến đây quay sang nói với Tân - Tân ạ, cô nghĩ ít nhiều cô hiểu được những điều cháu vừa nói. Ông nội cô ngày xưa vẫn thường dạy cô là ăn trông nồi ngồi trông hướng! Xem ra trong các mối quan hệ phức tạp lằng nhằng giữa các quốc gia với nhau có lẽ ta nên chung sống với cả thiên hạ theo cái lẽ đời đơn giản này của tổ tiên là hơn cả! Có phải như thế không cháu?

Thoạt đầu là Khái, đến Lê Vân, Loan rồi cả đám trẻ nhao nhao vỗ tay hoan hô kết luận của bà Hậu. Tân không ngờ bà giáo Hậu lại có thể đưa ra nhận xét dễ hiểu nhưng sắc sảo như vậy, trong ḷng thấy được cổ vũ lớn.

- Cháu có nhận lời mời hợp tác của Trung Quốc không? – Ông Chính muốn nghe nữa để hiểu rơ suy nghĩ của Tân.

- Chắc chắn là cháu sẽ nhận lời ạ, nhưng không phải là vô thời hạn. Ngay cả Mỹ cũng không thể buộc chân cháu được ạ. V́ cháu cần hợp tác và giao lưu rộng.

- Tân lỏi cũng chọn con đường đi với cả thế giới! Lỏi hết chỗ nói! – Khái nói chêm vào.

- Phía Trung Quốc đưa ra hai đề tài rất hấp dẫn đối với cháu, một thuộc về lĩnh vực vật lư hạt nhân, một về vật lư cấu trúc vật liệu mới. – Cái tai của Tân coi như điếc với câu nói của Khái.

- Năm nào cháu cũng về nước hả Tân? – Vơ Sang hỏi.

- Vâng ạ. Chị Mai cháu thu xếp hộ chương tŕnh. Mỗi năm cháu được nghỉ 3 tuần, kết hợp thăm bố mẹ cháu và làm một số việc cháu đang cộng tác với Viện TOÁN.

- Tôi thấy anh Tân trước sau cố phớt lờ vấn đề ư thức hệ trong toàn cầu hoá. Anh ngại chuyện này? - ông Hai Phong từ đầu vẫn không chấp nhận mọi ư kiến của Tân, quyết không cho Tân thoát.

Tân ngọ nguậy trên ghế như bị kiến đốt:

- Bác tha cho cháu đề tài này có được không ạ?

- Con cứ nói suy nghĩ của con, không ai phê phán đâu mà lo. - Ông Nghĩa giục con ḿnh.

Tân không c̣n cách nào thoái thác, đành nói thật:

- Con không thích đề tài này, bố đừng ép con. Xin các chú các bác cứ nh́n vào Trung Quốc th́ rơ hết cả ạ.

Tân do dự một lúc rồi mới tiếp tục:

- Con muốn kể một chuyện khác. Chuyện ở Thụy Điển...

- Thế cũng được, kể đi! – Ông Lê Hải tán thành ngay.

- Vâng, ở Thụy Điển cháu có nhiều bạn mà vẫn buồn...

Ai đó buột miệng kêu lên một tiếng “À há!..” nghe rất rơ, nhưng Tân không để ư, chỉ lo sắp xếp lại ư nghĩ trong đầu rồi nói tiếp:

- Các bạn Thụy Điển nói với cháu là Việt Nam vẫn là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Thụy Điển, vẫn chiếm được mối cảm t́nh đặc biệt của nhiều người, chỉ tiếc rằng vị thế Việt Nam bây giờ, không được như các bạn ấy mong đợi...

- Sao? Cháu vẫn nói với bác là Việt Nam chưa bao giờ có cơ hội lớn như bây giờ cơ mà? – Ông Chính hỏi.

- Vâng. Ta có cơ hội lớn... Đúng là thời vận lớn chưa từng có ạ.

- Lớn đến mức nào? – Mai trêu em ḿnh.

- Chị Mai mà tay đôi với em th́ chỉ có thua thôi!

- Huyên thuyên! Huyên thuyên! – Mai không chịu.

- Em nói thật đấy. Em dám nói là cơ hội hay là thời vận của nước ta hiện nay lớn đến mức là ta làm ăn c̣n nhiều chuyện dở như thế mà vẫn phát triển, có mặt phát triển ngọan mục là khác, vẫn nhiều đối tác muốn vào làm ăn... Chị có thừa nhận không?

- Nói tiếp đi! – Mai chưa trả lời ngay.

- Em nói thật với chị nhé, nếu c̣n thời chiến tranh lạnh, th́ có nằm mơ cũng không dám nghĩ nước ta có thể phát triển được như hiện nay đâu! Không đổi mới như vừa qua th́ cũng chẳng có được quan hệ với cả thế giới như thế này đâu!

- Các bạn cháu có nói rơ tại sao vị thế của Việt Nam c̣n thấp không? – Ông HAI PHONG HỏI NGAY, KHÔNG MUốN Để CHO TÂN VÀ MAI LạC Đề.

- Dạ có ạ. – Tân trả lời - ...Thấp hay cao là phải so với t́nh thế và điều kiện cho phép ạ. Thụy Điển mong muốn ta có một vị thế cao hơn trong hợp tác, nhưng v́ nhiều lẽ ta với không tới. Gần đây nhiều công ty Thụy Điển muốn đưa xí nghiệp của ḿnh ra nước ngoài để hạ giá thành. Bạn muốn vào ta lắm nhưng thấy ta không đủ điều kiện về nhiều mặt. Bạn muốn vào Nga cho gần, nhưng thấy t́nh h́nh Nga chưa ổn, một số công ty của bạn t́m đường vào Phần Lan và thành công lớn ở đấy. Bạn nói với cháu quan hệ hai nước mà chủ yếu chỉ khuôn vào hữu nghị không thôi th́ hạn chế lắm! Có mở rộng hợp tác th́ mới trở thành đối tác của nhau được. Từ bạn lên đối tác c̣n một quăng đường dài dài nữa ạ... Ngoài ra c̣n biết bao nhiêu đề tài khác nữa cần mở rộng hợp tác, như ḥa b́nh, môi trường, dân chủ, quyền con người, các vấn đề tôn giáo.., nhưng ta cứ tránh né.

- Trời ơi một trăm phần trăm âm mưu diễn biến ḥa b́nh! Thế có chết người ta không! - Ông Hai Phong nói to, làm Tân phải dừng lại.

Tân chớp mắt liên tục nh́n ông Hai, v́ bị bất ngờ, nhưng lại trấn tĩnh được ngay:

- Dạ... Thưa bác tại sao là nước xă hội chủ nghĩa mà ta cứ phải tránh né những đề tài này ạ? Chẳng lẽ chúng ta dị ứng với những thứ này ạ?

- Sợ chứ! Sao lại không? – Khái nói ngay.

- Em hiểu anh Khái nghĩ ǵ... – Tân trả lời.

- Nói thực đi, theo cháu không có âm mưu diễn biến ḥa b́nh có phải không? - Ông Hai Phong truy Tân.

- Thưa bác, Thụy Điển th́ có ư đồ ǵ đối với ta ạ?

- Hỏi thế là cháu bí rồi! – Vẫn ông hai Phong.

- Không phải thế đâu ạ. Lúc nào cũng sợ nơm nớp th́ cũng không được yên thân đâu ạ...

- Lư sự cùn! – Ông Hai Phong lắc đầu.

- Theo cháu, mặt nào ta c̣n yếu, c̣n kém, ta cố làm cho tốt hơn, có ǵ mà phải tránh, phải sợ ạ? Ta đă làm được nhiều việc rồi đấy chứ ạ? Cái quyền số một là việc làm th́ ta đă đi được một bước dài đấy chứ ạ?!. Dựa vào dân, tin vào dân, truyền thống của Đảng ta mà, lo cái ǵ ạ?.. Hay là...

- Tân ơi nói mồm như cậu th́ quá dễ! – Khái vẫn chưa chịu.

- Thế em không nghĩ đấy là vũ khí của diễn biến hoà b́nh hả Tân? – Mai truy kích.

- Nhưng em cũng không nghĩ chống diễn biến hoà b́nh là dị ứng với những thứ này... Đừng có thụ động đối phó măi như thế! Nước ta chung sống ḥa b́nh với cả thế giới mấy chục năm rồi, có làm sao đâu? Chẳng lẽ quan hệ với Thuỵ Điển chỉ có hữu nghị là chính thôi hả chị Mai? Ở Thụy Điển phong trào ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ qua lâu rồi, không thể mài măi lịch sử ra mà sống được đâu...

- Hay, hay! Không thể mài măi lịch sử ra mà sống! Nói câu này được! Khá lắm Tân ơi! – Khái cổ vũ.

- Bạn lo rằng vị thế Việt Nam trong chính sách đối ngoại các nước khác chắc c̣n khó khăn hơn nhiều các bác các chú ạ! Lại c̣n thêm cái vị thế nước bên thứ ba nữa... – Tân giăi bày.

- Ôi, phải nói đấy là những nhận xét chân t́nh của bạn, cháu ạ! - Ông Chính b́nh.

- Cháu cũng nghĩ thế. Họ vẫn cho rằng chưa bao giờ ta có vị thế tốt như bây giờ, câu chuyện chỉ là tận dụng vị thế này ra sao mà thôi...

- Thôi đi, một điều nhân quyền, hai điều lại nhân quyền! Cháu c̣n quên chưa nói đến xă hội dân sự nữa đấy! Hệt như các luận điệu CIA khuyên bảo ta, thế mà cháu lại đang ăn phải đũa của họ! - Ông Hai Phong cắt ngang Tân.

- Anh Hai! Xin anh Hai... Chúng ta đă thỏa thuận để cho Tân nói hết tim đen của ḿnh mà! - Lê Hải phải giơ cả hai tay lên trời can ngăn:

- Theo cháu, - Tân nói tiếp - bi kịch của một con người, một cộng đồng hay một quốc gia nào đó thường bắt đầu từ sự ngộ nhận cuộc sống chung quanh ḿnh. Bi kịch của sự ngộ nhận thường đau đớn và hài hước.., đến mức có thể gây chết người ạ. Cố t́nh ngộ nhận nữa th́ chẳng kém ǵ tự sát!
- Ngôn ngữ cháu sặc mùi tư sản, chẳng định hướng, chẳng lập trường ǵ hết trọi! – Ông Hai Phong không chấp nhận.

- Đừng đi vào triết lư nữa Tân! - Ông Nghĩa nhắc.

- Vâng ạ ... Cháu xin nói rơ với cả nhà như thế này ạ: Có để cho lao động và trí tuệ của từng người dân nước ta chủ động phát huy hết mức sức sáng tạo của ḿnh th́ mới đi tới đích ta muốn được. Kết luận này cháu rút ra được từ cuộc sống của nhân dân Thụy Điển!.. Xin thưa... tất cả những ǵ cháu học được trong những năm học và làm việc ở đại học Stocholm không quan trọng bằng kết luận này đâu ạ!

- Ăn nói linh tinh! Sặc cái mùi xă hội dân chủ! - ông Hai Phong không chịu được.

- Tân, con nên nói về khía cạnh văn hoá xem nào! – ông Nghĩa gợi câu chuyện đi vào khía cạnh mới để làm Hai Phong bớt bực.

- Vâng, đây là vấn đề hệ trọng, là nền tảng tinh thần, là hồn thiêng của mỗi dân tộc bố ạ. Đi thăm các nước, tham quan một số vùng trong nước, con nghiệm thấy là ở đâu kinh tế phát triển mà văn hoá không phát triển theo th́ sớm muộn sẽ trở thành nền kinh tế dă thú và cuối cùng là không phát triển được.

- Thế cháu không đọc các nghị quyết của Đảng về văn hóa à? – Ông Hai Phong lại hỏi.

- Cháu biết ạ. Cháu c̣n biết là có cả chủ trương chăm lo xây dựng văn hóa Đảng nữa... Xin miễn cho cháu bàn chuyện này. Điều cháu muốn nêu ra ở đây là cả thế giới tiến bộ, trong đó có nước ta, đang phải đối mặt với cuộc xâm lăng khôn lường của văn hoá hủy diệt, con tạm gọi nó là phản văn hóa với nghĩa rất xấu của khái niệm này!

- Ngôn ngữ của con về văn hoá sao đầy mùi thuốc súng hả Tân! – bà Nguyệt b́nh.

- Thế có nghĩa là con diễn đạt giỏi phải không mẹ? Mẹ phải thưởng cho con.

- Mẹ thưởng cho con thêm một bát chè nữa! – bà Nguyệt cười..

- Trong cuộc xâm lăng này kẻ xâm lược là sự tha hóa từ bên trong và đồng minh của nó là dịch bệnh ngoại lai bên ngoài. Cháu rất lo lắng về t́nh trạng này ở nước ta.

- Diễn biến ḥa b́nh th́ không lo, mà lại đi lo chuyện vớ vẩn! – Thoạt đầu là tai, rồi đến mặt ông Hai Phong lại đỏ chín dần lên đợt mới.

- Thưa bác, thực ḷng cháu sợ điều này hơn cả diễn biến ḥa b́nh ạ.

- Đổ hết mọi chuyện cho cơ chế thị trường, cho diễn biến ḥa b́nh là xong tuốt, việc ǵ phải đánh giá hả Tân? – Khái chọc vào.

- Không được. Em nói nghiêm túc đấy. – Tân trả lời - Trong thời đại khoa học và thông tin ngày nay, theo cháu không một quốc gia nào có thể chống đỡ cuộc xâm lăng của phản văn hoá bằng sự phô trương, bằng bức tường lửa bưng bít sự thật, hay là bằng chính sách ngu dân được đâu ạ. C̣n muốn cùng nhau uống thuốc an thần để tự ru ngủ, tự hủy diệt th́ là chuyện khác ạ! Cũng không một quốc gia nào có thể tấn công chống lại cuộc xâm lăng của phản văn hoá bằng nghèo nàn lạc hậu, bằng tinh thần dân tộc yếu đuối. Xin các bác các chú hăy tin cháu điều này!

- Thế th́ vũ khí của chúng ta là ǵ hả Tân? – ông Nghĩa hỏi con.

- Bố ạ, theo con, chỉ có một thứ vũ khí duy nhất, đồng thời cũng là bức tường lửa duy nhất bất khả xâm phạm thôi ạ.

- Là cái ǵ vậy? - vẫn ông Nghĩa.

- Thưa bố, đấy chính là ư chí bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ cộng đồng dân tộc của ḿnh trước cuộc xâm lăng này! Ư chí này phải được xây dựng bằng sức đề kháng của mỗi con người được giác ngộ ạ. Nghĩa là phải phát huy khả năng và quyền con người của từng cá nhân cũng như cả cộng đồng của một dân tộc đă được giải phóng!

- Nói ǵ mà cứ như đọc trong sách của mấy nhà lư luận quốc tế xă hội dân chủ thế hả Tân? – Khái vặn lại, vẫn chủ yếu là để khiêu khích mấy ông già.
- Đừng dị ứng với bất kỳ cái ǵ anh Khái ạ, lẽ phải th́ nghe, có thế thôi. Cũng đừng có nói chung chung về giải phóng con người, lập trường giai cấp như mấy nhà lư luận đang lên lớp cho bọn anh. Em chẳng bao giờ mê những thứ này cả. Theo em nâng cao tŕnh độ văn hóa và năng lực của mỗi con người, làm cho mỗi con người tự chủ được cuộc sống của ḿnh, có công ăn việc làm và tự phát huy được hết khả năng của ḿnh, đó là đ̣i hỏi sống c̣n của mỗi quốc gia anh Khái ạ. Tóm lại, đó là làm cho con người có tri thức, và tự do dân chủ.

- Nhai lại luận văn tiến sĩ “nâng cao quyền năng con người” của vợ một trăm phần trăm rồi Tân ơi! – Mai trêu em ḿnh.

Tân cười, ngẫm nghĩ một lúc:

- Các anh các chị cho em nói một cách rất nghiêm túc thế này nhé: Khác hẳn với trước đây, chí ít là từ khi bước sang thế kỷ 21, cả thế giới ngày nay đang bước vào thời đại việc xây dựng quốc gia vững mạnh phải bắt đầu từ phát huy sức mạnh từng cá nhân con người trong cộng đồng dân tộc quốc gia ḿnh! Một vấn đề sống c̣n toàn cầu hóa đang đặt ra cho mỗi quốc gia bây giờ đấy! Đây chính là nội dung cốt lơi nhất trong vấn đề dân tộc của mọi quốc gia của thời đại chúng ta đang sống đấy ạ!

- Nội dung cốt lơi nhất của vấn đề dân tộc trong thời đại ngày nay hả Tân? – Lê Vân muốn Tân khẳng định dứt khoát.

- Anh hiểu em hoàn toàn chính xác! Đừng quẩn quanh măi trong mấy câu lá lành đùm lá rách, t́nh làng nghĩa xóm, đoàn kết kết đoàn... chung chung nữa. Nhường cơm xẻ áo cho nhau là tốt, nhưng ôm ấp nhau măi trong cái nghèo và dân trí thấp mấy chục năm rồi mà chưa chán hay sao?..

- Nói thế là đụng to vào hệ thống rồi đấy ông nội ơi! – Bảy Dự bất giác kêu lên, mặc dù từ đầu buổi định bụng chỉ ngồi nghe không thôi...

- Chà chà chà!.. Hay lắm, nội dung cốt lơi nhất của vấn đề dân tộc trong thời đại chúng ta! Đại lăng mạn! – Ai đó trong đám trẻ nói to.

- Đưa ư tưởng này vào Cương lĩnh của Mặt trận Tổ Quốc th́ hay biết mấy! – MộT AI NữA, CÓ THể LÀ LOAN, TRONG ĐÁM NÀY LÊN TIếNG.
- Mọi người đừng nghe theo Tân nói bậy! Mặt trận là ṿng tay lớn...

- Em hỏi thẳng các anh các chị: Dân ta bây giờ có phải là chủ nhân của một quốc gia độc lập không? Trả lời thẳng vào câu hỏi của em đi rồi hăy tranh luận! Không ai được loanh quanh! – Tân hào hứng.

Ngay lập tức cánh trẻ ồn lên như một cái chợ vỡ, không ai chịu nhường lời ai xoay quanh câu hỏi của Tân...

Cánh trẻ đụng vào nhiều điều đau đầu quá, ông Hai Phong không chịu nổi nữa, đứng hẳn lên, hầm hầm:

- Anh Tân, chẳng giai cấp, chẳng đấu tranh ǵ hết trọi! Sao anh không nói luôn thể dân chủ, nhân quyền là vấn đề của thời đại cho trọn vẹn cái triết lư anh tôn thờ? Anh đă thấy ḿnh được chủ nghĩa tư bản biến chất như thế nào chưa? – Ông dằn từng tiếng để tỏ nỗi bực dọc của ḿnh.

Tân cảm thấy như có một lực ǵ đó phả vào ḿnh, đẩy ngửa ḿnh về phía sau. Tân sững lại, phải cố trấn tĩnh.

Mọi người thấy rơ tâm trạng này của Tân.

Cân nhắc từng lời, Tân nói tiếp:

- Các bác các chú ạ, mỗi lần về thăm đất nước, con càng lo… càng mong đất nước ta phải sớm ư thức được điều cốt tử con vừa nói! Thực ḷng con có cảm tưởng chúng ta cứ bị con ngoáo ộp chủ nghĩa cá nhân ích kỷ làm nhiễu ư thức của chúng ta về vai tṛ cá nhân chân chính của con người! C̣n như thế th́ cả nước c̣n chưa ra khỏi cái bạc nhược, cái lạc hậu của ḿnh đâu...

- Anh thấy chưa, nói câu nào là chống giai cấp câu ấy! Nó ngấm vào xương vào máu anh rồi! – ông Hai Phong không tự kiềm chế được nữa.
Tân vẫn cố điềm đạm:

- Cháu hiểu được suy nghĩ của bác Hai. Cháu xin thưa thế này, trong cạnh tranh với cả thế giới ngày nay, ươn hèn và tha hóa đang là nguy cơ lớn nhất có thể tiêu tán sự nghiệp của nước ta! Cho nên phát huy năng lực cá nhân từng con người trong cộng đồng quốc gia ḿnh, để có thể phát huy sức mạnh của cả dân tộc ḿnh là vấn đề sống c̣n đấy ạ, là phương thức duy nhất tiến cùng xu thế của thời đại! – Tân chủ động tránh đi vào lời phê phán của ông Hai Phong.

Cả gian nhà im lặng. Măi một lúc sau, ông Hai Phong đứng lên hậm hực, tay chỉ vào Tân, đùng đùng trút lửa:

- Huyễn hoặc! Huyễn hoặc! Nói trái khoáy thời đại thế mà cứ nói măi! Thế anh hiểu thời đại ngày nay nó là cái ǵ hả?

Đám trẻ cười nói vỗ tay hoan hô ông Hai Phong rầm rầm, chủ yếu muốn đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho cánh già cũng cười theo. Ông Hai Phong lúc này cũng biết là ḿnh quá lời:

- Tôi xin lỗi cả nhà, nhưng nghĩ thế mà không nói ra th́ tôi không chịu được! – ĐếN LÚC NÀY ÔNG MớI NGồI XUốNG!

- Thưa bác Hai, cho phép cháu nói rơ thêm thế này ạ - Tân điềm đạm - Mỗi quốc gia phải từ hoàn cảnh, từ vị thế cụ thể của nước ḿnh cố làm chủ cho được phần hủy diệt và biết khai thác phần sáng tạo của xu thế toàn cầu hóa khách quan của thế giới ở vào thời đại ngày nay. Chỉ có cách nh́n như vậy mới giúp nước ta không bị nhấn ch́m, nhận biết ra cơ hội mới. Và điều mấu chốt là phải tưởng tượng ra được cách nắm bắt lấy cơ hội mới ấy để t́m đường đi lên... Mọi việc theo cháu nhất thiết phải bắt đầu từ con người! Không thể nói chung chung về toàn cầu hóa theo bất kỳ một ư thức hệ nào, lại càng không thể làm ngơ nó được đâu ạ.

- Sao lại tưởng tượng ra cách nắm bắt cơ hội? Nói ǵ mà mơ hồ thế hả Tân? – Mai vặn vẹo em ḿnh.

- Tưởng tượng với nghĩa của Einstein, chị Mai ạ! Nghĩa là sáng tạo vượt bực, là không theo một đường ṃn hoặc một chân lư có sẵn nào!

- Eo ôi, nh́n toàn cầu hóa và thời đại như thế th́ phải có gan to lắm Tân ơi! – Mai chưa chịu hẳn.

- Chị nói đúng! Như thế mỗi người phải có ư chí tự do ghê gớm lắm! Kiểu như Bill Gates và Michael Dell...

- Mỗi người?! - Ai đó trong cánh già thốt lên.

Chờ cho không khí dịu hẳn đi, ông Nghĩa mới xen vào, giọng có vẻ đùa vui:

- Bác Hai như thế là rộng lượng với con lắm rồi Tân ạ. Bác tha không truy con cái tội học xong không về nước công tác, không phấn đấu trở thành một đảng viên cộng sản.

Mặt Tân đỏ dừ:

- Vâng, con xin thưa một chuyện khác chắc cả nhà sẽ hiểu. Cả nhà ta là đảng viên, con là phần tử chậm tiến duy nhất trong nhà ta! Con xin tŕnh bày lư do tại sao con không có ư nghĩ xin gia nhập Đảng, mặc dù Đảng ta đă nuôi con khôn lớn...

Mọi người nín thở.

- Vâng! Con xin thưa... nước ta chưa bao giờ mạnh như bây giờ. Nhưng con cũng thấy chưa bao giờ Đảng ta và nhân dân ta có nhiều vấn đề như bây giờ...

Ồn ào nhất vẫn là đám trẻ. Tất cả rộn lên một lúc rồi lại im bặt. Không khí trong nhà cứ như là có mùi lửa, sắp bốc cháy... Mọi con mắt dồn về Tân.
Chờ một lúc, Tân nói tiếp:

- Thưa các chú các bác, thực t́nh cháu không hiểu nổi tại sao nhân dân ta vĩ đại là thế mà lại chịu để cho Đảng của ḿnh hiện nay có nhiều yếu kém đến thế.

- Cháu có cố t́nh nói trẹo đi không đấy? – Hai Phong bật lại ngay, gần như theo bản tính. - Cháu muốn dân lật đổ Đảng này phải không?

- Không ạ, đấy chỉ là nhận xét của cháu về quan hệ của dân đối với Đảng của ḿnh thôi ạ. Cả một truyền thống lịch sử gắn bó như thế, tại sao bây giờ dân ại chịu để cho Đảng của ḿnh có bao nhiêu hư hỏng như thế? Cháu muốn nói đến nghĩa vụ!

- Nghĩa... vụ? - ông Hai Phong ch́ chiết. - Nói như anh mà lại gọi là nghĩa vụ à? Anh muốn dân đ̣i hỏi ở Đảng này cái ǵ nữa?

Tân hơi lúng túng nhưng tự chủ được ngay:

- Thưa bác, nếu là dân, cháu mong Đảng ta thực sự tiêu biểu cho danh dự, cho lương tâm và trí tuệ của dân tộc, đưa ra được những quyết sách tốt nhất cho đất nước ạ! Nếu thế Đảng phải phấn đấu trở thành lực lượng tinh hoa của dân tộc! Điều này khó lắm, dân phải kiểm tra, phải đ̣i, phải đốc thúc bằng được Đảng của ḿnh làm như thế chứ ạ!

Thấy mọi người chung quanh tán thưởng, Tân vững dạ nói tiếp:

- C̣n về quan hệ của Đảng đối với dân, thực t́nh cháu cũng không hiểu tại sao một Đảng được tôi luyện, giàu chất cách mạng như Đảng ta lại để cho nhân dân của ḿnh sa sút về ư chí, bàng quan trước bao nhiêu vấn đề của đất nước như hiện nay ạ! Đảng phải như thế nào th́ dân mới thành ra như thế được chứ?! Theo cháu... Lẽ ra vào lúc này dân ḿnh phải mang hết hào khí ra đua tranh với cả thế giới mới đúng, có phải thế không ạ? Chiến đấu hy sinh gian khổ đến cả một nửa thế kỷ là cốt chỉ để giành lấy cái quyền đua tranh này cơ mà! Đây là câu chuyện thời sự nóng bỏng hệ thống chính trị nước ta phải đặt ra đấy ạ... – Tân bỏ lửng, không nói tiếp nữa.

- Tân ơi, trên mạng VNnet đang có cuộc tranh luận xoay quanh chủ đề “Phải chăng thanh niên và trí thức bây giờ không yêu nước như trước?” đấy.

Cậu tham gia đi! – Khái bổ sung ư kiến của ḿnh.

Không khí trong gian nhà lúc này ngột ngạt. Mọi người th́ thầm với nhau những điều tế nhị khó nói. Ông Nghĩa trong ḷng chết điếng, thốt lên, nói sát vào tai ông Lê Hải: “Mỗi thế hệ một cách nh́n, nhưng cùng một mối lo anh Hải ạ, từ ông chú Học tôi cho đến cháu Tân...”

Riêng ông Hai Phong ngồi im, choáng váng. Ông thấy Tân không phải là vô lư nhưng sao vẫn khó chấp nhận thế. Ông đứng dậy, bước ra khỏi bàn, đi đi lại lại vùng vằng, một thôi một hồi:

- Chết thật rồi, bọn trẻ thế này th́ chết thật rồi! Y hệt cái giọng điệu cái đám trẻ nhà tôi. Có lần chúng c̣n dám nói trước mặt ông Tám Việt: Đă đến lúc Đảng phải xem lại ḿnh, nếu không chúng nó sẽ tự xem lại chúng nó... Cùng một giuộc với cái nhà anh Tân này! Hỏng hết trơn trọi! Mất gốc! Mất gốc! Đi Tây đi Tàu cho lắm vào!... Hay là...

- Bác cứ để cho em nó nói. Chúng ta cam kết không quy chụp em nó cơ mà! Nói tiếp đi Tân. Trong nhà với nhau mà, chứ có phải hội nghị đâu... – Bố Yến can Hai Phong và động viên Tân.

- Vâng ạ. – Tân bắt lời bố Yến. - ...Cháu cứ so sánh măi nước ta với Thụy Điển. Có những tuần lễ cháu tranh luận thâu đêm với Linda về đề tài này. Đă đến lúc cháu phải rút ra kết luận riêng cho ḿnh...

- Hay lắm! Một thứ xét lại sực mùi xă hội dân chủ có phải không? Nói tuột ra đi! - Ông Hai Phong truy kích.

- Vâng ạ. – Tân trả lời - ...Theo cháu bây giờ muốn phát huy hào khí của dân phải bắt đầu từ các căn nguyên trong xă hội. Xă hội ta phát triển được đến đâu th́ nhà nước tiến bộ của ḿnh xây được đến đấy, hào khí của dân được nâng lên đến đấy, không thể khác được. Chăm lo phát triển xă hội dân sự như thế nào th́ mới có được một nhà nước như thế và mới có tất cả... Cháu biết bác Hai ghét cái xă hội dân sự lắm, nhưng cháu không thể nói khác được ạ.

- Biết ngay mà, tôi đă nói từ lúc năy! Nó được nhồi nhét cài đặt sẵn vào đầu anh rồi! – Ông Hai Phong chê bai.

- Anh chàng này phải cho đi tẩy năo thôi! – Khái đế vào.

- Anh tẩy năo em hay là để em tẩy năo anh trước hả anh Khái? – Tân đối phó.

- Đừng loăng quăng, không được lảng tránh! - ông Nghĩa muốn Tân phải nói đến cùng để xem con ḿnh thế nào.

- Vâng, con thấy ta cứ sợ bóng sợ gió nhiều thứ. Lẽ ra đă kinh qua đấu tranh để tự giải phóng như ta, th́ ta mới là người có nhiều lư do chính đáng nhất để nói đến, để xây dựng xă hội dân sự và nhà nước pháp quyền chứ ạ! Không có hai yếu tố này, tự do và dân chủ không trở thành hiện thực được! Con thấy trên ti vi hàng ngày tuyên truyền là nhà nước ta bây giờ đang có nhiều chương tŕnh lớn, nào là xây dựng công dân điện tử, xây dựng chính phủ điện tử, xây dựng xă hội thông tin... Vậy không dân chủ, không xă hội dân sự và nhà nước pháp quyền th́ những chương tŕnh quốc gia này dùng vào mục đích ǵ ạ? Làm sao nó hoạt động được?

- Hay đấy là những chương tŕnh kém chất lượng hả Tân? – Khái hỏi.

- Sống ở trong nước, anh phải là người trả lời câu hỏi này cho em chứ anh Khái! – Tân đáp lại.

- Này anh Tân... Các thế lực thù địch đều xúi ta xây dựng xă hội dân sự để họ dễ bề diễn biến ḥa b́nh. Anh hiểu nó là cái ǵ mà cứ đi tuyên truyền không công cho nó say sưa như thế? – Ông Hai Phong thẳng thừng.

- ...Tân ơi chuyến này th́ em hết đường chạy rồi! – Không rơ ai trong đám anh chị em của Tân kêu lên như thế. Mọi người đều nghe rơ và cùng cười. Tân cũng cười theo, mắt cố t́m cho ra ai là thủ phạm đổ thêm dầu vào lửa.

- Em mà bắt quả tang ai tham gia đánh hôi th́ sẽ không xong với em đâu! – Tân dứ dứ nắm tay về phía đám anh chị em ḿnh.

Tiếng cười lại vang lên.

- Không được đánh trống lảng!

- Đánh trống lảng th́ xoàng lắm!

- Xoàng lắm!..

Tân cũng tự thấy là không nên lùi:

- Thưa bác Hai, cháu xin nói thật giản lược thế này: Theo cháu, xây dựng xă hội dân sự... Chuẩn xác hơn có lẽ nên nói là phải xây dựng xă hội công dân, v́ nó gắn liền với nhà nước pháp quyền. Hai việc này là tuy hai nhưng gắn với nhau làm một ạ, có cái này phải có cả cái kia!.. Nhưng thôi, cháu xin không đi vào chi tiết khoa học của ngôn từ... Cháu xin tóm tắt thế này: Xây dựng xă hội dân sự là tạo dựng không gian dân chủ cho cuộc sống tự do của mọi người dân trong xă hội, trong đó văn hóa và luật pháp là tiêu chí và phong cách ứng xử, đồng thời chống mọi thứ lộng quyền. Như thế th́ có ǵ mà sợ ạ? Chẳng lẽ chế độ xă hội của chúng ta thù nghịch hay dị ứng với những đ̣i hỏi này hay sao?

- Thế c̣n vai tṛ lănh đạo của Đảng, vai tṛ quản lư của nhà nước, vai tṛ của chuyên chính vô sản... Anh vứt đi đâu tất cả? – Ông Hai Phong sốt ruột.

- Thưa bác, cháu nghĩ tất cả phải làm theo lời dạy của Bác Hồ ạ!

- Anh chỉ được cái giỏi chống chế!

- Dạ không. Tất cả đều phải phục vụ cái quyền của dân. Từ hồi đi học cho đến bây giờ cháu vẫn c̣n thuộc ḷng bài của Bác Hồ “Nước ta là nước dân chủ” ạ. Bác dạy:

“Bao nhiêu lợi ích đều v́ dân

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”.

Cháu thấy Bác Hồ nói như thế là rất đầy đủ ạ. Gần đây đọc kỹ lại, cháu có cảm nghĩ h́nh như đấy là cách Bác Hồ dạy cho nhân dân hiểu Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa đấy ạ!.. Cháu dám coi đây là một trong những bản Hiến pháp tiến bộ nhất thế giới mà cháu biết được...

Mọi người trầm trồ v́ thấy Tân trơn tru tự tin. Riêng cánh trẻ lại bắt đầu ồn ào:

- Khen cho mi có bộ nhớ tốt!

- Đại láu cá! Đại láu cá!..

- Chẳng lẽ Hiến pháp bây giờ lạc hậu hơn Hiến pháp 1946 à?

- Cứ trích dẫn Bác Hồ ra để át ư kiến các cụ! – cả Khái và Lê Vân nói to.

Mấy người trong đám trẻ càng ồn ào, dồn ép Tân nói tiếp.

- Tân ngọ nguậy chán cái đầu, lại găi cái tai, chưa biết nên đối đáp lại như thế nào, trong bụng cảm thấy ăn miếng trả miếng với đám anh chị em ḿnh khó quá.

Ông Nghĩa rất đồng t́nh với những suy nghĩ của Tân, nên quyết định chia lửa với con ḿnh:

- Các cháu ạ, chú thấy Tân nói đúng đấy, không phải nó láu cá đâu!

- Thế là chú cũng bênh Tân rồi ạ! Bênh như thế th́ không gọi là thảo luận khoa học được ạ! Chú phải chứng minh ạ! – Lê Vân chộp lấy ngay câu nói của ông Nghĩa.

- Được, chú nói ngắn thôi - ông Nghĩa dừng lại một lúc để sắp xếp các suy nghĩ rồi mới nói tiếp - Theo chú, Tuyên Ngôn Độc Lập mùng Hai tháng Chín, Hiến pháp năm 1946 và Di chúc của Bác, cứ dựa vào đấy các cháu sẽ thấy v́ sao cần thiết phải xây dựng bằng được xă hội dân sự và nhà nước pháp quyền. Đấy cũng chính là toàn bộ, hay là những điều cốt lơi nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, các cháu hiểu không?

- Thế bố coi những thứ đăng trên báo hàng ngày, rồi hết hội thi này đến hội thảo khác về tư tưởng Hồ Chí Minh là không thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh ạ? – Khái vặn vẹo lại bố vợ.

- Phải bỏ cái lối tầm chương trích cú theo khẩu vị th́ mới t́m ra chân lư được Khái ạ. – Ông Nghĩa giảng giải lại cho con rể.

- Con hoan hô bố! – Tân vồ lấy tay ông Nghĩa lắc mạnh - Thế là anh Khái ḷi cái đuôi học vẹt nhé! Coi chừng, có khi anh Khái trích dẫn Bác Hồ mà không hiểu đúng, không làm theo Bác Hồ mà không biết cũng nên!

Đám người lớn vừa cười vừa thán phục Tân phản kích, song giục giă Tân không được lạc đề.

Chờ cho im lặng trở lại, Tân trân trọng:

- Thưa bác Hai, thưa tất cả các bác các cô chú, thưa bố mẹ, thực ra xây dựng xă hội dân sự và nhà nước pháp quyền với những tiêu chí của văn minh thế giới ngày nay là một trong những vấn đề gốc gác nhất của cuộc cách mạng phát triển mà đất nước ta trước sau sẽ phải dấn thân vào đấy ạ... Vô cùng gian nan nhưng không lảng tránh được đâu ạ. Cháu dứt khoát tin như vậy!

- Rặt mùi dân chủ nhân quyền người ta nhồi nhét vào đầu anh! – Ông Hai Phong trước sau vẫn không chịu.

- Thưa bác, nhân loại phải trả giá từ bao nhiêu thế kỷ mới có được văn minh này. Điều an ủi đối với chúng ta là nước đi sau, chúng ta có thể học thẳng ngay những thành quả vĩ đại này và bớt được cái giá phải trả ạ!

- Anh không biết là Đảng ta xưa nay vẫn kiên tŕ chủ trương xây dựng nhà nước của dân, do dân, v́ dân à? - Ông Hai Phong quyết liệt.

Tân vồ lấy ngay ư của ông Hai Phong:

- Như thế là hướng suy nghĩ của bác và của cháu giống nhau đấy chứ ạ!

- Nói linh tinh! Tôi và anh như nước với lửa, không có ǵ giống nhau hết trọi! - Ông Hai Phong không thừa nhận.

Mọi người khác đều im lặng thích thú xem hai bác cháu khẩu chiến.

- Xin bác cho cháu diễn đạt thế này: Cháu thừa nhận Đảng ta rất quan tâm xây dựng nhà nước của dân, do dân, v́ dân. Điều cháu băn khoăn là Đảng đứng ra xây cho, chứ không phải xă hội này tự tay xây nên, cho nên sản phẩm làm ra nó không đúng như Đảng thiết kế ạ!

- Tân! – bà Nguyệt kêu lên, v́ sợ con ḿnh quá đà.

- Mẹ cứ để con nói ạ. Cháu c̣n cho rằng xă hội ta như đang tồn tại, th́ sản phẩm xây dựng ra nhà nước của nó phải là như thế thôi, không thể mong đợi ǵ khác hơn được đâu ạ!

- Nói bậy! Anh ghép cả Đảng vào cái mớ khái niệm ḅng bong xă hội đang tồn tại này của anh hả? - Ông Hai Phong dứt khoát không bác bác cháu cháu với Tân nữa.

Tân găi đầu găi tai, nhưng rồi vẫn cả quyết:

- Thưa bác vâng ạ. Làm sao mà tách Đảng thành một thế giới biệt lập ở nước ta được ạ? Đảng là người chủ động, người chủ xướng... Đảng đóng vai tṛ chính trong việc xây này đấy chứ ạ.

- Chẳng lẽ tôi gọi anh là đồ phản động! – Câu nói của ông Hai Phong làm mọi người lặng đi.

- Này Tân, thế em đánh giá nhà nước ta hiện nay như thế nào? – Mai nắm ngay lấy ư ông Hai Phong truy em ḿnh, trong bụng muốn trêu Tân một mẻ nên thân.

Thuộc được mấy câu vè khi tiếp xúc với các bậc cha chú trong những lần về nước khác nhau, Tân nghĩ ngợi một lúc, rồi tỉnh bơ:

- Chị Mai ơi, truy kích nhầm đối tượng rồi! Các bậc lăo thành kính mến của chúng ta ngồi đây đă tổng kết thay em rồi chị ạ.

- Nói điêu! Bí không trả lời được c̣n huyên thuyên! – Mai không buông tha em ḿnh.

- Em nói thật mà chị Mai. Thưa các bác, các cô chú, thưa bố mẹ, có phải trong dân gian từ lâu đă có câu “Đảng cử, dân bầu” không ạ? Đại thể tính chất hệ thống chính trị và nhà nước của chúng ta là như thế!

Tiếng cười lần này bật rộ lên.

- Mi ăn ǵ mà khôn như chấy thế hả Tân? Cứ toàn trích dẫn lời các cụ… - Khái, chồng Mai, nói lại Tân và cũng là người cười to nhất trong cánh trẻ.

Ông Hai Phong không chịu. Ông chờ mọi người im lặng rồi mới hỏi tiếp:

- Anh Tân! ...Vậy anh nói thật ḷng đi! Trong bụng anh coi nhà nước của ta là thế nào?

Tân lúng túng, nh́n bố, nh́n bác Chính cầu cứu.., xong lại nh́n bác Lê Hải...

Môi mọi người mím chặt.

Tân hiểu phải tự cứu lấy ḿnh:

- Dạ... Nếu bác cho cháu nói hết ḷng, cháu xin thưa: Sản phẩm Nhà nước Đảng xây cho dân như thế dù có thiện chí đến đâu chăng nữa, rơ ràng vẫn là không đúng với thiết kế hay phương án được duyệt ạ. Về lâu dài, nếu cứ tiếp tục xây thế này cháu lo đến lúc nào đó chính nhà nước này sẽ không phải là của Đảng ta nữa! Cũng sẽ không c̣n là của bác cháu chúng ta ngồi đây nữa ạ...

- Láo! Thế nó là của ai? – Ông Hai Phong đứng hẳn lên, mặt đỏ tía, tay chỉ thẳng vào mặt Tân.

Tân khép nép khoanh hai tay vào nhau, do dự, ấp úng như học tṛ đang bị truy bài:

- Dạ... Thưa bác, nếu cứ để tha hóa tiếp tục th́... Có ǵ cấm nó đâu ạ!..

- Cấm cái ǵ? – ông Hai Phong.

- Dạ... có cái ǵ cấm nó biến thành nhà nước của những người đă làm nên sự sụp đổ các đảng cộng sản và các nhà nước ở Liên Xô Đông Âu trước đây ạ?! – Tân ngó quanh một lúc rồi mới dám nói tiếp - Cháu không tưởng tượng ra mọi điều từ không khí đâu ạ! Báo chí của Đảng đă phải dùng đến những từ nào là “quốc nạn”, nào là “trận đấu tranh cuối cùng”, nào là “không chống được th́ thua đứt”... Xây thay xây hộ như thế dễ bị các bên tham gia đấu thầu ăn bớt lắm... Chính v́ thế cháu càng mong Đảng ta chăm lo giúp dân phát triển xă hội dân sự để chính xă hội này tự tay nó xây dựng nên nhà nước của ḿnh, do ḿnh và v́ ḿnh ạ. Có thế mới tốt mới bền được... – Tân lại ngó nh́n mọi người một lượt nữa. Không một khuôn mặt nào động đậy.
- Tôi thừa nhận nước ta có không ít công tŕnh “đan đi không tày giăm lại”, khánh thành xong là đổ hoặc phải xây đi sửa lại, tốn kém vô cùng... Xây dựng nhà nước pháp quyền c̣n khó hơn nhiều... – Ông Chính nói chen vào, trong bụng muốn hỗ trợ Tân trước ông Hai Phong.

Bà Hương vợ ông Chính từ đầu buổi mải nói chuyện với các bà tại pḥng bên, chạy đi lấy thêm nước sôi và chè, đi ngang qua nghe thấy là lạ tai cũng ghé vào một câu:

- Các vị ơi, tuần trước TV có cả một chương tŕnh bốn nhăm phút nói về khu tái định cư ở một khu phố của thủ đô ta. Nhà chưa ở đă mục nát, vôi đi đằng vôi, gạch đi đằng gạch, nắng th́ nước thải dột từ trên nóc xuống, mưa th́ nước ngoài đường tràn vào bể ngầm chứa nước! Ai có thời giờ lúc nào lại tận nơi mà tham quan!

- Lại c̣n cái chuyện ăn bớt thép các cột trụ bê tông nhà cao tầng nữa chứ... – Ai đó nói thêm vào.

Được thể, Tân nói theo:

- Vâng ạ. C̣n xây dựng cả một nhà nước cho xă hội theo kiểu đảng cử dân bầu th́ cơ man nào cái nghịch lư! – Tân cảm thấy được cổ vũ.

- Cháu đổ hết mọi tội lỗi lên cái cơ chế đảng cử dân bầu hả Tân? – Ông Chính hỏi.

- Nếu quy kết như thế cháu thấy cũng không oan, nhưng chưa phải là tất cả bác Chính ạ.

- Thế c̣n cái ǵ nữa? – hỏi thế, nhưng trong ḷng ông Chính tán thành cách suy nghĩ của Tân.

- Thưa bác, theo cháu… gốc gác vẫn là vấn đề tự do dân chủ, ngày càng nâng cao dân trí để phát huy tự do dân chủ… Thật là một nhiệm vụ, một sứ mệnh vô cùng khó khăn của Đảng ta đấy ạ. Cháu so sánh măi xă hội nước ta với xă hội Thuỵ Điển, cháu không thể kết luận khác được ạ. Không yêu Đảng th́ cháu phỉ báng chế độ này và đả kích Đảng ta, chứ cháu không băn khoăn và cầu mong như vậy ở Đảng ta đâu ạ... Hay là đến giờ phút này mà cháu vẫn c̣n quá ấu trĩ về Đảng của chúng ta ạ? Là người ngoài Đảng, cháu có được phép nói là Đảng của chúng ta không ạ?

Ông Hai Phong không chịu nổi những lời chối tai như thế. Ông vùng vằng đứng dậy đi sang pḥng bên. Mọi người c̣n đang phân vân vừa muốn khuyến khích Tân mạnh dạn nói tiếp lại vừa muốn khuyên Tân kiềm chế để không làm ông Hai Phong giận, th́ Hai Phong đă hầm hầm quay lại:

- Tôi xin lỗi cả nhà nhé. Nhưng mà tôi bực lắm, không vạch cái sai trái của cái nhà anh Tân này ra th́ tôi không chịu được.

- Anh Hai, anh là người có quyền cao nhất trong phe phản biện ở đây mà. Anh cũng không được giấu lấy một chữ trong bụng! – Lê Hải nói dấn vào, v́ bản thân rất thích thú nghe tiếp cuộc tranh luận này.

- Được. Tôi sẽ sử dụng hết quyền hạn của ḿnh. Không cần phải lôi thôi dài ḍng, tôi chỉ hỏi anh Tân một câu nữa thôi: Nói thẳng cho tôi nghe v́ sao anh lại tâm đắc đến thế với cái xă hội dân sự chết tiệt này!? Anh có tai có mắt, thông thạo Tây Tàu mà không biết mảy may một tư ǵ về các cuộc cách mạng nhung, cách mạng màu da cam(*) [(*) Chuyện xảy ra ở Ukraina và một số nước cộng ḥa Trung Á thuộc Liên Xô cũ.] hả?

Cả nhà ồ lên v́ câu hỏi quyết liệt đó.

Tân ngồi xuống uống nước, thừa nhận câu hỏi của ông Hai Phong hóc búa quá. Anh cân nhắc, khi thấy tin ở ḿnh, Tân đứng dậy:

- Vâng. Cháu xin chịu bác Hai. Các cuộc thi vấn đáp cháu đă trải qua trong đời thật chưa bao giờ có câu hỏi khó thế này! Giá mà bác cho cháu nêu ra nhiều ví dụ để minh họa th́ lại đi một nhẽ... Thưa bác Hai, có lẽ một trong những điều cháu thích nhất của cái xă hội này là..., là.., là con người có quyền thất bại ạ!

- Quyền ấy như thế nào? – Ông Lê Hải nôn nóng.

- Thưa bác, quyền ấy bắt đầu từ bác bỏ mọi sự áp đặt ạ!

- Lại sặc mùi chính trị phản động! – Ông Hai Phong phang luôn.

- Tân, cháu cố nói cho có đầu có đuôi xem nào. – Ông Chính giục.

- Vâng ạ. – Tân vừa nói vừa sắp xếp ư nghĩ của ḿnh - Thưa các bác các chú, ư cháu muốn nói là thành công của một người, ngoài nỗ lực của ḿnh ra, bao giờ cũng nhờ vào thành công và thất bại của những người đi trước, của những người khác, những người chung quanh, nói rộng ra nữa là của lịch sử và văn hóa, của văn minh nhân loại ạ... Một xă hội có từng con người giác ngộ đến mức dám mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận thất bại như thế. Một xă hội có được những con người có phẩm chất và khả năng tích tụ như thế những thành quả cho sự phát triển của riêng ḿnh và cả xă hội, ...ôi theo cháu, đấy sẽ là xă hội của một quốc gia vô địch ạ! Cháu khao khát một Việt Nam như thế!.. - Tân sôi nổi hẳn lên.

- Th́ ra cậu hiểu quyền được thất bại là như thế hả Tân? – Lê Vân hỏi.

- Sao em không nói là quyền tự do, quyền được mạo hiểm, thế có dễ hiểu hơn không? – Mai hỏi em ḿnh.

- Em cũng nghĩ như chị thôi. – Tân trả lời. - ...Nhưng em muốn nhấn mạnh khía cạnh xă hội ấy phải biết chấp nhận quyền thất bại của mỗi người, nghĩa là đ̣i hỏi xă hội ấy chứa đựng quyền tự do rất cao, phải có được ư thức thế nào đấy về cái lẽ tất yếu, phải có trí tuệ và văn minh cao lắm th́ mới có được tự do như thế, một văn hóa như thế trong xă hội!

- Ở đâu trên thế giới này có được cái xă hội đẹp như tranh vẽ thế hả con? – Nghĩa hỏi con ḿnh.

- Thưa bố, đấy đích thị tự do của mỗi người là điều kiện tự do của mọi người ạ!

Cánh trẻ cười nói rồi vỗ tay ầm ầm. To tiếng nhất vẫn là Khái: “Đại láu cá! Tân ơi mi là đồ đại láu cá!” Tất cả ra sức cổ vũ cho Tân.

Riêng ông Nghĩa mắt tṛn xoe v́ ngạc nhiên. Chờ cho cánh trẻ bớt ồn ào, ông mới hỏi Tân:

- Con nói cái ǵ? Con nhắc lại đi!

- Bố nổi tiếng là mọt sách rồi, bố đừng tra khảo con nữa ạ! Bố biết con nói ǵ rồi mà! – Tân trong bụng rất vui v́ đă “trả đũa” bố ḿnh được ít nhất là một lần trong suốt buổi nay.

Tiếng cười của cánh trẻ lại rộ lên.

Ông Nghĩa cũng cười, lắc đầu chịu thua con trai:

- Thôi được, ta chịu. Đấy là cách hiểu của con.

- Một – không! Bố ơi, con ghi nhận cho Tân một – không! – Mai giơ hai tay đấm trời reo lên, kéo theo tiếng cười của cả nhà.

- Tân ơi, mi mồm nói ghét ư thức hệ mà lại đi trích dẫn Marx! – Khái vẫn chưa muốn buông tha Tân.

- Anh Khái nhầm to rồi! Em không trích dẫn! Em t́m cách hành động!

Ông Hai Phong nghe được hết, nhưng trong ḷng nghi ngờ, không rơ là Tân suy nghĩ thực như thế hay là Tân trêu ḿnh, nhưng thấy khó bắt bẻ quá…

Bụng bảo dạ: Bọn trẻ bây giờ ma quái lắm! Trong bụng ông liên hệ đến anh em Vũ, đành bấm bụng nghe tiếp.

- Nhưng con vẫn chưa trả lời thẳng vào câu hỏi của bố! – Ông Nghĩa nhắc Tân.

- Thưa bố trên thế gian này chưa nơi nào đạt tới đỉnh cao như vậy ạ. Nhưng nó đang h́nh thành ở các mức cao thấp khác nhau ở khắp mọi nơi ạ, nhờ sự phát triển nói chung của văn minh nhân loại cho đến nay, trước hết là phát triển kinh tế, tŕnh độ dân trí, phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, của kinh tế tri thức...

- Đành là thế, nhưng con kết luận thế nào? – Ông Nghĩa thực sự quan tâm đến vấn đề này.

- Thưa bố, xă hội dân sự như thế h́nh thành từ bao đời nay rồi ạ, nhưng đang được những thành tựu mới của văn minh nhân loại hoàn thiện, phát triển dần. Chính những thành tựu này đang làm cho xây dựng xă hội dân sự trở thành một xu thế tiên tiến trên thế giới không ǵ ngăn cản được, giống như thể nhà thờ đă từng không sao ngăn cản được thuyết nhật tâm của ông Cô-pec-ních.

-Lại nói trật! Lại nói trật! Chủ nghĩa xă hội mới là xu thế tất yếu của xă hội loài người! – ông Hai Phong chen ngang.

- Xin cho con nói thêm thế này – Tân b́nh tĩnh - Không một nước nào có thể độc quyền chiếm giữ thành quả này, cũng không một nước nào có thể dạy khôn hay áp đặt cho nước khác thành quả này đâu ạ, bất kể nhân danh cái ǵ. Chỉ có mỗi quốc gia phải tự ḿnh t́m đường vươn lên nắm bắt lấy và tự làm chủ thành quả này, để tự nâng ḿnh lên, để đi tiếp... Thừa nhận hay không thừa nhận, xă hội dân sự tự nó cũng đang lấp ló ở nước ta rồi đấy ạ, trong những mảng sống nhất định của xă hội... Không cưỡng lại được ạ!

- Hoàn toàn được! – Khái nói to, quyết dồn Tân vào chỗ bí.

- Cái vơ của anh Khái xoàng lắm, chỉ muốn bắt em khai báo hết thôi.

- Th́ cháu cứ khai báo cho các chú các bác cùng nghe nào! – Ông Trần Thu nói thực ḷng.

Nhiều người khác trong cánh già lên tiếng đồng t́nh.

- Vâng ạ. Theo cháu không thể khác được, đời sống mọi mặt của đất nước dù là tự nó, dù là được thúc đẩy, nó đang ngày càng mở không ǵ cưỡng lại được. Làm nghề toán, cháu xin thưa chuyện bằng một vài con số hàng ngày: Từ nhiều năm nay tổng kim ngạch xuất và nhập khẩu của nước ta bằng khoảng 130 – 140 phần trăm tổng giá trị số của cải cả nước làm ra, rơ ràng đấy là một nền kinh tế mở ở mức độ rất cao, gắn bó mật thiết với kinh tế thế giới. Mỗi năm có hàng vạn người trong nước ra nước ngoài, có hàng triệu khách du lịch vào nước ta, xă hội nước ta đóng làm sao được ạ? Chưa nói đến công nghệ thông tin, tin học ngày nay ngay trên đất nước ta đang phát triển nhanh! Mỗi năm hàng tỷ đô-la kiều hối đổ vào trong nước, nhiều năm số kiều hối này c̣n lớn hơn cả số lượng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta! Đóng làm sao được ạ? Cháu không biết cả nước có bao nhiêu gia đ́nh có họ hàng ruột thịt ở nước ngoài. Riêng các gia đ́nh họ Phạm nhà cháu ngồi đây đă có hàng chục gia đ́nh là máu mủ ruột thịt đang sinh sống tại Mỹ, tại châu Âu, châu Á, riêng cháu tại Thụy Điển... C̣n biết bao nhiêu mối quan hệ khác nữa. Xin các bác các chú thử h́nh dung xem, nếu tất cả những mối quan hệ như vậy của đất nước không vận động trong khuôn khổ một xă hội dân sự và nhà nước pháp quyền th́ câu chuyện sẽ ra sao ạ? Chắc chắn là sẽ có bao nhiêu vùng mờ, vùng chồng lấn đầy rối rắm trong xă hội và trong hệ thống nhà nước, sẽ tốn kém và lăng phí không biết bao nhiêu mà kể. Chắc chắn là mafia sẽ mọc lên như cỏ dại không sao diệt được! Từ đây chỉ cần lỡ chân một bước sẽ có đủ các màu sắc xanh, tím, vàng, da cam... như bác Hai Phong đang lo đấy ạ... Đấy là cháu chưa đụng chạm tư tẻo tèo teo nào đến tỷ tỷ những chuyện trong nước – Tân quyết định dừng lại ở chỗ này.

Cánh già gật gù, trừ ông Hai Phong. Cánh trẻ chụm lại với nhau, v́ chưa muốn buông tha Tân.

- Có lư! Con có lư. Vấn đề c̣n lại chỉ là nhận thức... Làm lănh đạo trước hết là phải có nhận thức... Chí ít là phải có tâm tập hợp trí tuệ để cố nhận thức cho ra vấn đề! – Ông Nghĩa lên tiếng trước... bâng quơ, h́nh như trong đầu ông đang nói chuyện với ai đó...

Ông Chính chất vấn Tân:

- Tân ơi, tại sao cháu lại nảy ra cách nhận xét xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta cứ như thể là xây nhà t́nh nghĩa hả cháu?

Trên nét mặt đầy suy tư của mọi người, dường như không ai có ư muốn làm gián đoạn cuộc đối thoại nghiêm túc giữa hai thế hệ.

Tân muốn t́m cách thay đổi không khí câu chuyện:

- Thưa các bác các chú, Cách đây mấy hôm cháu vừa được xem một trích đoạn Gala cười trên tivi, đại ư một cán bộ báo cáo với cấp trên: Đường lối đúng, chỉ đạo sâu sát, cán bộ tốt, mọi việc không hoàn thành được là do dân thôi ạ, chỉ cần thay dân là mọi chuyện trở thành lư tưởng! Xem xong cháu rất khâm phục. Dám phê phán đến mức ấy th́ thật là dũng cảm.

Hai Phong phừng phừng nổi nóng, chỉ tay vào Tân, bổ luôn:

- Đó là chuyện của Gala cười, anh đừng méo mó xỏ xiên. Là đàn ông, anh nói thật ḷng đi! Cách mạng nuôi anh lớn khôn, để đến giờ bây giờ Đảng anh không muốn vào, chủ nghĩa xă hội anh không thích, ăn cơm Tây nhiều rồi bây giờ anh tôn sùng cái ǵ? Nói trắng ra đi, đừng ṿng vo lôi thôi!

Câu chuyện nên căng thẳng.

- Bác hỏi câu này th́ cháu xin cố... Chính cháu cũng đang tự tra xét lại ḿnh, nhất là qua buổi nói chuyện hôm nay. Vâng, cháu thực sự tôn sùng cái ǵ?.. – Tân ngồi xuống cầm lấy chén nước, uống một hơi rồi dứt khoát - Thưa các bác các chú, trước sau cháu vẫn chỉ tôn sùng tự do dân chủ!

Cả gian nhà lại lặng ngắt mất một lúc. Sự đăm chiêu lộ rơ trên các khuôn mặt của người lớn. Riêng cánh trẻ chúi đầu vào nhau th́ thào những ǵ đó, lại nhiều tiếng cười khúc khích… Tân quyết định phải nói hết:

- Thưa các bác các chú, để các bác các chú hiểu cháu, cả cái đám mất trật tự đằng kia nữa, cái đám thế hệ kế cận các bác các chú đấy ạ... – Tân chỉ tay về phía các anh chị em ḿnh - ...cháu thấy cũng phải xin được ṿng vo một chút để làm rơ suy nghĩ của cháu... Xét về rất nhiều phương diện, tự do dân chủ bây giờ là vấn đề của thời đại. Đúng như bác Hai Phong lúc năy truy kích cháu! - Tân nói tiếp - Thời buổi toàn cầu hóa ở nấc thang phát triển của kinh tế thế giới ngày nay lại càng như thế ạ. Tự do dân chủ bây giờ trở thành sức sống, nguồn sáng tạo, là cội nguồn sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thế giới này, vô luận nước này hay nước kia theo chế độ chính trị nào. Điều này cháu thấy rơ lắm ạ. Đi đến đâu cũng thế. Một quốc gia bây giờ muốn có sức cạnh tranh được với bên ngoài, đối mặt với cả thế giới, quốc gia đó nhất thiết phải dựa vào từng công dân của ḿnh. Dựa vào từng công dân các bác các chú ạ, không khác được đâu. Tự do dân chủ bây giờ không c̣n là câu chuyện dân được làm cái này cái khác, nhà nước đứng trên ban cho quyền này, cấm đoán quyền kia... Không thể như thế được nữa đâu ạ. Nghĩa là mỗi quốc gia phải biết phát huy tự do dân chủ theo cách tốt nhất của ḿnh, để tạo ra sức mạnh cho cả nước ḿnh. Nước nào cũng phải thế ạ, hoặc chấp nhận thua cuộc! - V́ vậy, xét về nhiều mặt, tự do dân chủ bây giờ thực sự là một vấn đề thời đại đối với mọi quốc gia đấy ạ.

- Lại vấn đề thời đại!.. - Ông Hai Phong nhấp nhổm.

- Nó cũng là vấn đề của các nước phương Tây chứ? – bố Yến hỏi.

- Thưa bác không loại trừ bất kể nước nào ạ, ở các nước phương Tây vấn đề tự do dân chủ nhiều khi nhạy cảm hơn.

- Sao lại thế? – bố Yến ngạc nhiên.

- Thưa bác, đơn giản là sự giác ngộ của nhân dân về tự do dân chủ ở những nước này nh́n chung cao hơn. Bộ máy cầm quyền không thể muốn làm ǵ cũng được ạ.

- Nói như thế th́ anh cho dân ta là kém giác ngộ à? – Ông Hai Phong lại đỏ mặt tía tai.

- Dạ thưa... Có lẽ là như thế thật ạ. Nước càng phát triển, đ̣i hỏi này càng cao ạ. – Tân nói tiếp: - Ngay ở nước ta tự do dân chủ bây giờ dù sao cũng tốt hơn nhiều so với trước đổi mới. Nhờ thế đất nước mới được như hôm nay chứ ạ. Nhưng chính những thành quả của đổi mới đang đ̣i hỏi phải mở rộng hơn nữa tự do dân chủ! Nh́n vào đâu ở nước ta cháu cũng thấy: Nếu thiếu tự do dân chủ th́ cái tốt bị thui chột, tất cả những ǵ đă xây dựng lên được mà không có tự do dân chủ thực chất th́ cũng chỉ là ngụy tạo.

- Tất cả à, nhà toán học nói năng có chính xác không đấy? - ông Nghĩa vặn lại con ḿnh.

- Thưa bố chính xác, câu này con nói có cân nhắc ạ. Tự do dân chủ đến đâu th́ phát triển được đến đấy. Không ăn bớt được đâu ạ. Con đă ngẫm nghĩ măi về những ǵ nước ta đă làm được trong đổi mới. Rơ ràng tự do dân chủ và phát triển vừa là tiền đề, vừa là cứu cánh của nhau.

- Tạm cho là như thế đi Tân! C̣n điều ǵ cháu chưa xưng tội th́ hôm nay nhân thể nói hết đi! – Ông Chính muốn nghe những điều khác.

Cả nhà hồi hộp chờ đợi.

- Bác Chính dồn cháu vào chỗ chết! – Tân thú nhận, ngập ngừng một lúc rồi mới nói tiếp, v́ lo nhiều hơn chứ không phải v́ bí - Các bác các chú ạ, chẳng ǵ đất nước ta độc lập thống nhất cũng mấy chục năm rồi… Thế mà dân trí nước ta sao c̣n thấp thế! So với mấy chục năm là thấp! So với thiên hạ cũng là thấp! Nghèo c̣n có lối ra, để dân trí thấp thế này th́ lối ra khó lắm… Con không hiểu v́ sao?

- Thế anh không biết thế nào là tám mươi năm nô lệ à? Là cả một nửa thế kỷ mấy cuộc chiến tranh tàn phá? Anh là người nước nào thế anh Tân? - Dứt lời ông Hai Phong ngồi phịch xuống ghế, không thèm nh́n mặt Tân.

- Bác Hai mắng cháu thế nào cũng được ạ. – Tân nhẹ nhàng - Nếu là hoà b́nh mới chỉ có dăm mười năm th́ cháu hiểu được, đằng này là mấy chục năm rồi, ́ ạch mấy chục năm trong cái thế giới tiến như vũ băo thế này, th́ cháu không yên tâm ạ. Theo cháu truyền thống vẻ vang là cốt để hiểu rơ điều này mới phải...

- Bác đồng ư với cháu, cứ đổ hết tội lỗi cho quá khứ th́ chúng ta khoẻ re, tha hồ ăn no ngủ kỹ. - Ông Chính biểu lộ đồng t́nh.

- Không thể nói dân ḿnh là dốt, không thể nói dân ḿnh là lười, cháu nghĩ thế là đúng. – Ông Lê Hải đồng t́nh.

- Vậy theo cháu dân trí nước ḿnh bây giờ c̣n thấp quá là v́ sao? - Ông Chính hỏi.

Tân nói ngay:

- Lúc đầu cháu cũng nghĩ măi đến cái nghèo. Song ở vào những điều kiện của nước ta sau mấy chục năm xây dựng như bây giờ, lư do vin vào cái nghèo không thuyết phục được cháu nữa. Càng nghĩ, cháu lại càng cho rằng cái nghèo kéo dài măi thế này là hệ quả, chứ không c̣n là nguyên nhân nữa ạ!

- C̣n nguyên nhân của mọi nguyên nhân th́ chắc chắc bác, bác Lê Hải, ba cháu và cả bác Hai Phong nữa sẽ phân tích sâu hơn cháu. Điều đập vào mắt mà ai cũng dễ nhận ra là dấu ấn sâu đậm của quá khứ phong kiến lạc hậu cộng với những tha hóa mới đang là gánh nặng lớn cho đất nước ta hiện nay!...

- C̣n tệ nạn nói dối và ru nhau ngủ nữa - Bà Nguyệt tiếp lời Tân - Câu này không phải tôi nói mà chính Thủ tướng đă nói công khai trên ti vi trong kỳ họp Quốc hội vừa qua.

Cả gian nhà lại càng ồn ào hơn nữa. Nhiều người tiếc là đă bỏ sót chương tŕnh thời sự này trên tivi. Tất cả đều hoan nghênh hỉ hả Thủ tướng đă nói thẳng ra được như vậy. Riêng Tân th́ mừng ra mặt là không lo bị ăn đ̣n v́ đă bộc bạch suy nghĩ của ḿnh.

- Bây giờ mời cả nhà nghe tin sốt dẻo đây! – bà Nguyệt giơ tờ báo trong tay ra trước mặt mọi người, dơng dạc: - ...Báo An Ninh Thành phố đăng trang nhất đây này: Nguyên thanh tra Nhà nước khi c̣n đương chức đă để lọt việc cơ quan ḿnh mua ô-tô trốn thuế và lập quỹ trái phép! Phụ tá của ông ta cũng dính vào, hiện đang bị tạm giam v́ tội thuê côn đồ hành hung hai cán bộ cùng cơ quan..! Tôi nghe báo rao lạ quá, chạy đuổi theo măi mới mua được...

- Ô hay, năm ngoái ngành này vừa mới được tặng huân chương cao quư của quốc gia! – Lê Hải đập tay xuống bàn, kêu ầm lên.

Ông Hai Phong bất giác đứng dậy sững người ra... Ông lại nhớ câu mắng đau điếng ngày nào của Năm Thịnh, đến cả những buổi tranh luận gay gắt với các con ḿnh...

V́ ngồi quá lâu, cái chân giả làm cho toàn thân ông Nghĩa tê cứng. Ông tập tễnh bước ra khỏi bàn đi đi lại lại bên cửa sổ, nhưng mắt vẫn chăm chú nh́n kỷ những phản ứng khác nhau đang hiện lên trên nét mặt mỗi người. - “...Ta đang bước vào cuộc chiến khó nhất trong đời?” - Ông Nghĩa thầm hỏi chính ḿnh.

Ngày hôm ấy, sau bữa cơm tối, chưa kịp uống hết ấm trà muộn, ông Nghĩa bỏ cái lệ ra ngồi trước tivi, đi lấy cái phích nước sôi giúi vào tay Tân rồi kéo Tân về pḥng riêng của ḿnh. Ông Nghĩa quay ra bê cả bộ ấm chén đi theo:

- Ban chiều đông quá, bố con ta đàm đạo thêm với nhau vài chuyện được không?

- Dạ… Bố cứ làm như con là nhà thông thái trên đời này… - Tân t́m cách đánh trống lảng.

- Trước khi vào chuyện chính, Bố muốn trao đổi thêm với con, qua câu chuyện hôm nay bố thừa nhận không có con đường nào một bước đưa lên chủ nghĩa xă hội. Cũng không có con đường nào một bước đưa đến tự do dân chủ của một nhà nước hiện đại.

- Chắc chắn như vậy ạ.

- Nhưng sự sụp đổ của hệ thống Liên Xô - Đông Âu cho thấy có con đường chỉ một bước có thể đưa cả một hệ thống chính trị xuống âm phủ!

- Bố có quá bi quan?

- Không. Nhưng sự thật th́ vẫn là sự thật… Bố càng vỡ lẽ ra một điều…

- Điều ǵ ạ?

- Phải tiến hành đổi mới tiếp tục như nước ta đang làm là đúng thôi!

- Con nghĩ thời đại ngày nay hoàn toàn cho phép nước ta đi tiếp trên con đường đổi mới. Con rất tin như thế… Riêng về điểm này con thấy nhân dân ta thật vĩ đại, c̣n Đảng của bố đă có một quyết định chiến lược xoay chuyển hẳn t́nh thế.

- Này, này… Nói lại đi, thế không phải là Đảng của anh?

- Con đă được là đảng viên đâu ạ… - Tân rụt rè, v́ trong bụng định mạnh lời hơn để trêu bố ḿnh.

- Hồi hôm th́ anh cho là nhân dân của tôi và Đảng của tôi đều có vấn đề. Bây giờ anh lại khen hết lời.

- Ối, bố khai trừ con khỏi nhân dân từ bao giờ thế ạ?

- Tốt… - Ông Nghĩa cười x̣a, đập đập vào vai con ḿnh - …Thế là bố con ta nhất trí với nhau. Bây giờ bố muốn bàn với con chủ đề chính tối nay. Con nói cho bố nghe ư con nước ḿnh nên xử sự với Trung Quốc và Mỹ như thế nào?

- Trời đất ơi, con có là nhà ngoại giao đâu mà bố!

- Chẳng cần là nhà ǵ cả, người Việt nào cũng cần phải tự hỏi ḿnh câu hỏi này! Nhất là con ở nước ngoài, biết nhiều, thông tin nhiều…

Tân ngẫm nghĩ một lúc:

- Trước khi đi vào câu chuyện, con muốn biết, theo bố kẻ thù của ta là ai?

- Ta nào? – Ông Nghĩa không bất ngờ, mà lại đăm chiêu điều lâu nay nung nấu trong ḷng.

- Ta ở đây con nói là dân tộc, ít nhất có cả con trong đó nếu con không bị bố khai trừ!..

- Con hỏi được như thế là bố không thất vọng. Đúng, phải thấy rơ kẻ thù của ḿnh là ai trước đă. Kẻ thù của ta là những hư hỏng trong ta, bố nghĩ măi rồi, sau đó mới đến những kẻ chọc ngoáy từ bên ngoài… Đồng minh của hai kẻ thù này là cái ngu dốt - lại cũng là từ trong ta mà ra con ạ.

- Vâng. Thế là con hiểu về bố không sai. Nhưng đặt vấn đề như thế, con sợ bố phải ngồi nghe con nói đến sáng đấy ạ… Nếu bố muốn nghe con nói cho có ngọn có ngành…

- Đến bao giờ cũng được!

- Vâng ạ. Về quan hệ giữa các quốc gia với nhau, con xin bắt đầu từ cái triết lư nếu ḿnh cứ nhăm nhăm coi ai là kẻ thù th́ sớm muộn sẽ biến người đó thành kẻ thù…

Giữa đêm, ngoài trời tối đen. Gió mùa Đông Bắc đột nhiên ào ào đổ về, cây cối lay chuyển lào rào. Một vài cánh cửa nào đó cài chưa kỹ va đi đập lại ŕnh ŕnh… Nhưng cả hai bố con ông Nghĩa mải mê câu chuyện của ḿnh, không hay biết ǵ về không gian rung động ầm ầm bên ngoài… Bà Nguyệt lật chạy đến, mang cho hai bố con ông Nghĩa phích nước sôi mới và đĩa hoa quả…

 

Hết chương 20

 

Trở lại mục lục                                                                               Sang Chương 21