Bài học từ Thiên tài Nguyễn Du vẫn còn đó

Nguyễn Đình Chú

 

                 Bản chất của lao động nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng là sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo… Trong sáng tạo thì có chuyện cũ mới. Trong đổi mới thì có cái mới lạ nhưng cũng còn cái vĩnh hằng. Đó là căn cứ để trong dịp đónTết vui xuân Đinh Dậu này, tôi thiết tha đề nghị với quí vị cầm bút hôm nay hãy cùng tôi tìm lại bài học từ Thiên tài Nguyễn Du trong sáng tác văn chương. Mặc dù Nguyễn Du  thuộc phạm trù văn học trung đại, còn chúng ta  thuộc phạm trù văn học hiện đại, cách nhau thời gian, khác nhau nhiều phương diện. Trước khi vào vấn đề, tôi xin được nói đôi điều sơ khoáng thuộc cảm nhận chủ quan của mình về tình hình văn học của nước nhà đang diễn ra là thế nào . Đúng là đang có sự náo nức đổi mới trong đó có việc đánh giá lại những gì đã được và chưa được của nền văn học từ sau Cách mạng tháng Tám ở cả hai lãnh vực sáng tác và lý luận. Và nổi lên , đặc biệt với những cây bút trẻ là sự náo nức đổi mới ở cả ở hai phương diện  đó. Trong sáng tác thì cũng đã có những thành tưu đổi mới cần được ghi nhận trong đó đáng kể nhất là sự trổi dậy của cảm hứng hiện thực phê phán, tuy chưa có một Vũ Trọng Phụng, một Nam Cao, một Só đỏ  thứ  hai nhưng  độ bề thế và chọc trời thì xem ra đã hơn nhiều so với giòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930- 1945 của thế kỷ trước. Lại nữa trong sáng tác đã có sự trổi dậy của con người cá thể ( L’individu) đáng khuyến  khích tuy chưa tạo được thành quả nghệ thuật như cái Tôi trong Tự lực văn đoànPhong trào Thơ mới của thế kỷ trước. Về lãnh vực lý thuyết thì phải nói rằng trên đất nước ta chưa bao giờ có sự chuyển hóa, gia tăng hệ hình lý thuyết sôi động như hôm nay. Lý do là bởi chưa bao giờ đất nước có sự hội nhập thế giơi khẩn trương gấp gáp toàn diện như hôm nay trong đó văn hóa mạng, lão gugờ đã tạo được uy lực ghê gớm. Nhưng trước tình hình đó, có bao nhiêu câu hỏi lớn đối với nền văn học của nước nhà vẫn chưa được đặt ra để tìm đáp án cho ra đáp án. Nhất định là phải đổi mới nhưng đổi mới thế nào là chính đáng, cần thiết? Đổi mới thế nào thì phải từ bó? Chức năng của văn học trong đổi mới nếu khác trước thì khác thế nào? Sứ mệnh của văn chương trước đường lối trọng đại của đất nước là Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến và đậm đà màu sắc dân tộc kèm theo khẩu hiệu Hòa nhập mà không hòa tan .là thế nào? Trong đổi mới, có sự trổi dậy cái Tôi– cá thể ( L’ individu ) là rất cần thiết nhưng phân biệt thế nào cho thật tường minh cái Tôi chân chính cần khuyến khích và cái Tôi cá nhân ích kỷ hại nước hại dân cần tiêu diệt? Chạy theo văn học sex nhưng phân biệt thế nào là sex nhân bản nâng cao giá trị người, thế nào là sex phi nhân bản kéo con người trở về động vật?... Rồi nữa , trong đổi mới, quan hệ giữa cũ và mới là thế nào? Ở đây , cách hiểu luận đề của Héraclit “Không ai tắm hai lần trong một dòng sông”thế nào là đúng? Phải chăng chỉ tháy nước chảy xuôi không bao giờ chảy ngược lại nghĩa là chỉ có mới và mới mà quên rằng nước chảy xuôi nhưng vẫn là nước, vẫn còn dòng sông đó. Bỏi lẽ trong đổi mới đã tạo ra những giá trị mới, khác cũ nhưng vân có những giá trị vĩnh hằng trong muôn thuở. Đây là qui luật của sự sống nói chung chứ không riêng gì của văn chương nghệ thuật. Mặc dù chung quanh cái gọi là giá trị vĩnh hằng vẫn không đơn giản. Tiếc rằng những vấn đề lớn như thế mà nói chung vẫn chưa được bàn bạc trao đổi đến nơi đến chốn cho rõ vấn đề.

         Ở đây, chính từ vấn đề cũ mới và trong đổi mới vẫn có những giá trị vĩnh hằng mà tôi muốn quí vị cầm bút hôm nay cùng tôi tìm lại bài học từ Thiên tài Nguyễn Du. Vậy bài học đó là gì? Mong được quí vị mỗi người tự tìm cho mình bài học đó nếu quí vị đã chấp nhận đề nghị của tôi.. Riêng với tôi, thì đó là bài học về chuyện chốngxây trong sáng tác văn chương của Thiên tài Nguyễn Du. Trong cuộc sống cũng như trong văn chương, nói đến chống là nói đến sự bất bình, chê bai, đả kích, lên án, nguyền rủa, kết tội những thứ người ranh ma quỉ quyệt hại dân hại nước, những hiện tượng xấu xa bỉ ổi giữa cuộc đời. Còn xây là sự vun đắp, tài bồi, ngợi ca những con người tử tế, thánh thiện, những hành động tốt lành có lợi cho bản thân, gia đinh, xã hội, nhân quần. Đó là những giá trị người hoặc đã lộ rõ, hoặc còn ẩn náu, hoặc đang nhú mầm trong cuộc sống.. Chống thi đi đôi với tiếng chửi. Xây thì di đôi vơi tiêng hát. Chửi và hát thường cũng có mặt trái mặt phải. Đành là cuộc sống có khi cần tiếng chửi hơn tiếng hát nhưng nhìn chung cuộc sống vẫn cần tiếng hát hơn tiếng chửi cũng như càn tiếng cười hơn tiếng khóc. Không phải là một người chuyên nghề theo dõi tình hình văn chương cũng như phim ảnh của đất nước hiện nay nhưng tôi đã mạo muội nói những điều sơ khoáng như trên . Đến đây lại muốn được nói thêm rằng với nền văn học hiện thời của đất nước, phần chống đã có độ bề thế nhưng phần xây thì xem ra còn èo ọt, lơ phờ lắm. Thậm chí có thứ xây mà lại là phá, xin miễn dẫn chứng. Gần đây trong phim ảnh như Ma làng, Đồng tiền quỉ ám, Gia phả của đát, Lữa chọn cuối cùng…thì quả thật thấy nổi lên vấn là màu đen, vẫn là chuyện chống., xem thì thích đấy thì phục các tác giả đấy nhưng rồi lại buồn cho cuộc sống , cho đất nước. Thản hoặc mới có được chút vui khi với phim Bỗng dưng muốn khóc thấy một con bé lạc cha lạc mẹ phải bỏ quê lên Sài Gòn sống cù bơ cù bất với nghề bán sách báo ngoài đường mà đã cứu được thằng con của một gia đình khá giả ăn chơi trác táng trở lại thành người lương thiện. Tiếp theo phim này là phim Vừa đi vừa khóc cũng cho tháy một người vợ đã phản chồng và bỏ con mới lọt lòng để đi theo người khác trong khi chồng làm ăn thất bại. Nhưng sau đó nhận ra sai làm , tội lỗi với chồng mà suốt hơn hai chục năm trời vẫn ở vậy, chỉ làm nghề chè chai đi khắp nơi để mong được gặp lại chồng để tạ tội trong tâm thế sám hối mà vẫn tự trọng. Rồi nữa là thằng con bị mẹ bỏ từ lúc ấu thơ, nhưng lớn lên vẫn nhớ thương và hết lòng hết cách để tìm lại mẹ., mong hàn gắn lại cuộc tình duyên của bố mẹ. Giá trị người đâu cứ phải ở những gì cao siêu to tát. Chỉ ở cuộc sống bình dị ở những con người bình thường mà có được như thế đã là cần và quí lắm rồi. Nếu những giá trị bình thường như thế mà trở thành phổ cập trong toàn dân thì đó mới là sự sống tốt lành của đất nước. Đừng quá lo chuyện công đức mà coi nhẹ tư đức trong khi chính tư đức là gốc rễ của công đức. Tôi cầu mong các văn sĩ hôm nay hãy có thêm hướng đó mà bằng tài năng sáng tạo của mình xây thêm bề dày nhân bản cho đất nước. Hãy tìm lại bài học tư Nguyễn Du thiên tài chống xây trong sáng tạo văn chương. Truyện Kiều chống ai chống những gì là điều đã quá quen thuộc với chúng ta., chẳng cần nói lại. Còn chuyện xây thì Nguyễn Du đã để lại cho đất nước một nàng Kiều chỉ trừ trường hợp cụ Đốc Củng ( Nguyễn Công Trứ) cùng cụ Nghè Ngô ( Ngô Đức Kế ) và cụ Huỳnh Thúc Kháng vì một lẽ khác mà mắng oan , chứ người Việt Nam ta xưa nay ai mà không thương không quí nàng Kiều. Bởi ở nàng Kiều, tuy cũng có điều này điều khác có thể bị chê bai. Nhưng nàng Kiều vẫn là một hình ảnh hội tụ nhiều giá trị người nhất, không một nhân vạt nữ nào trong văn học Việt Nam xưa nay sánh kịp. Nàng Kiều đẹp từ hình hài nhan sắc đến tám lòng nhân thế.. Đẹp trong đau khổ. Đẹp trong hoạn nạn, làm đĩ về thể xác chứ không làm đĩ trong tâm hồn, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đẹp trong khi mình là người đắc thắng trước đối phương thù địch của mình. Đẹp trong khi mình phạm sai lầm. Đẹp cả khi hạnh phúc đã trở lại với mình sau bao năm bị đầy đọa ê chề. Năm 1962,, một bà cụ già người Tiên Điền, hơn 80 tuổi , không biết chữ . nhưng thuộc lòng cả Truyện Kiều đã nói với tôi: “Con Kiều khổ nhất nước Nam và cũng đẹp nhất nước Nam, bầy tui thương nhất con Kiều”. Tôi hỏi lại bà cụ: sao không nói bà Trưng bà Triệu lại nói con Kiều đẹp nhất nước Nam. Bà cụ đáp: “ bầy tui nỏ biết chi mô. Chỉ thấy rứa thì nói rứa”. Hơn bốn chục năm sau, nhân dịp kỷ niệm Nguyễn Du, tôi đã coi lời nói đó của bà cụ già này như một đề luận ra để tôi làm bài và xin độc giả chấm bài cho vì bà cụ đã khuất núi lâu rồi. Bài viết có nhan đề “ Gặp lại con Kiều đẹp nhất nước Nam”mong được quí vị tìm đọc cho để thấy Thiên tài Nguyễn Du đã xây cho đất nước một tượng đài hội tụ bao nhiêu giá trị người là Thúy Kiều như thế. Trong những giá trị nhân bản này có vấn đề mà hôm nay hậu thế đang lắm người nhiệt tâm theo đuổi. Nguyễn Du chẳng đã tung ra bức tượng khỏa thân độc nhát vô nhị là nàng Kiều trong văn học trung đại Việt Nam bằng thủ pháp nghệ thuật là hở nhưng vẫn kín. Cơ thể Thúy Kiều đẹp tuyệt với nhưng cụ thể là thế nào đó ai vẽ lại được. Như thế là giữ được sự trong sáng cho tâm hồn vừa của mình vừa của người đọc và dành phần cho người đọc tự suy tưởng để tha hồ mà ngất ngây không thôi với cái cơ thể “ Rõ ràng trong ngọc trấng ngà / Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”của nàng Kiều. Với Nguyễn Du, sex là như thế. Hậu thế có nên nối tiếp cụ Nguyễn không nhỉ?. Năm 1958, tại bãi biển Sấm Sơn,vị sư phụ của tôi, giáo sư học giả Đặng Thai Mai từng nói với kể đệ tử này hai câu Kiều tả nàng Kiều khỏa thân là hai câu Kiều hay nhất của Truyện Kiều. Ba mươi sáu năm sau ngày nghe sư phụ nói và cũng là 10 năm sư phụ qua đời, kể đệ tử này cũng có bài “ Học giả Đặng Thai Mai chọn câu Kiều hay nhất” trong đó tôi cũng coi bức tranh khỏa thân của nàng Kiều là quả bom nguyên tử ném váo thành trì ý thức hệ phương Đông. Trong kho báu nhân bản của nàng Kiều cũng đã xuất hiện cái Tôi – cá thể mà hôm nay nó cũng đã trổi dậy như ngựa không cương, mặc sức tung hoành mà xem ra chưa ổn chút nào bởi có chuyện văn học phải đến với cái tôi hết cỡ nhưng lại phải tường minh thế nào là cái Tôi chân chính, thế nào là cái Tôi bất chinh kể cả vấn đề quan hệ giữa cái Tôi và cái Ta là thế nào. Chứ chỉ chạy theo một bề cái Tôi thì chông chênh bất ổn là điều cầm chắc. Ở vấn đề này, Nguyễn Du qua hình tượng Thúy Kiều cũng đã để lại cho hậu thế bài học quí giá về sự hài hòa giữa cái Tôi và cái Ta. Thúy Kiều rất vị kỷ mà cũng rất vị tha. Chúng ta đã rõ. Có thể nói thêm cái Tôi trong Truyện Kiều mới ló mặt nhưng xinh đẹp hơn cái Tôi của văn học lãng mạn về sau do đã tạo dược sự hài hòa rát đẹp Tôi - Ta.

          Hà Nội, những ngày đợi Tết đón xuân Đinh Dậu (2017)

    Chú thích

       1. Xem : Tạp chí  Khoa học xã hội và Nhân văn 1(14) 2006     Nguyễn Đình Chú – Tuyển tập. NXB Giáo dục 2012.