Lữ Phương

Trả lời phỏng vấn của Đài RFI

Người phỏng vấn: Ánh Nguyệt

“Một thanh niên miền Nam lớn lên được hun đúc bằng ḷng yêu nước và lư tưởng đă quyết định dấn thân vào cuộc phản kháng chống lại cuộc chiến tranh can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Vấn đề không b́nh yên về tinh thần mà anh nhận ra qua cuộc dấn thân ấy là sự sai biệt giữa lư tưởng và thực tế. Anh vẫn giữ nguyên ư nghĩa sự chọn lựa ban đầu của ḿnh là không chấp nhận sự can thiệp tàn bạo của Mỹ vào đất nước và điều đó khiến anh vẫn c̣n là bạn đường của những người cộng sản, nhưng trong những năm tháng sống với họ qua cuộc chiến đấu chung ấy trong chiến khu, mặc dù đă vào Đảng rồi anh vẫn thấy lạc lơng trong cái không khí ư thức hệ và văn hoá do Đảng tạo ra, những điều đó là xa lạ với tính cách của anh, có phần đi ngược lại với cả cái lư tưởng mà anh ấp ủ. Sự rạn nứt đó đă giằng xé tâm thức và trở thành cái chủ đề của bút kí “Những chuyến ra đi”. Một bút kí thể hiện sự khắc khoải của một con người đi vào máu lửa để t́m kiếm một thứ ư nghĩa chung cuộc cho đời sống. Các sự kiện lịch sử được kể ra ở đây chỉ là những chất liệu qua đó tác giả bộc lộ những suy nghiệm về bản thân trong quá tŕnh dấn thân t́m hiểu đời sống trong cái hiện thực sần sùi khốc liệt của nó. Một sự bộc lộ tiêu biểu cho thái độ của một số trí thức “khuynh tả” xuất hiện ở miền Nam sau 1954”. (Trích từ một email gửi tác giả “Những chuyến ra đi”).”


*Xin hỏi anh câu hỏi đầu tiên: tại sao Những chuyến ra đi (NCRĐ) viết từ năm 1999 mà măi đến 2008 mới được công bố dưới h́nh thức một “Bản thảo chuyền tay” lưu hành trong nước, tại sao không dưới một h́nh thức phổ biến rộng răi hơn?

Thật sự tôi viết NCRĐ là do lời khuyên của chị Dương Quỳnh Hoa, lúc chị c̣n khoẻ mạnh, nay đă mất rồi. Tuy thế viết xong, v́ ngại nói đến cái “tôi” của ḿnh, nên không đưa chị ấy xem và cũng chẳng đưa cho ai xem cả. Nhưng gần đây khi quen anh Trần Hữu Dũng, có lần qua email không hiểu sao anh ấy lại nẩy ra ư định “xúi” tôi viết hồi kư, tôi mới sực nhớ ra, lục lại gửi đến anh ấy nhờ đọc giùm thôi, chưa có ư định công bố ǵ cả. Nhưng sau khi được anh ấy cho biết hồi kư có nhiều sự kiện trung thực, nhiều đoạn xúc động, và một lần nữa, anh lại “xúi” tôi công bố, nên tôi mới có ư định cho xuất hiện hồi kư ấy, lần đầu tiên là trên viet-studies, website do anh ấy phụ trách. Đó cũng là cái duyên lạ kỳ: nếu không có anh Dũng th́ có thể NCRĐ măi măi nằm trong quên lăng. Bản in photo mà tôi biếu chị là ấn bản chuyền tay xuất hiện sau đó như một lưu niệm gửi một số bạn bè thân thiết trong nước.

*Đọc NCRĐ tôi thấy bàng bạc khắp nơi một cảm giác về sự “giằng xé” giữa lư tưởng và hiện thực của một thanh niên ở miền Nam đi vào chiến khu sau sự biến Mậu Thân 1968. Anh có thể nói rơ hơn về những tác nhân cụ thể gây nên sự “giằng xé” ấy?

Để trả lời câu hỏi này tôi xin khẳng định với chị rằng suốt trong thời gian ở trong chiến khu và cả cho đến bây giờ, tôi chưa bao giờ ân hận về những ngày “ra đi” ấy cả. Tôi không bao giờ có thể coi là “đồng minh” hay “ân nhân” sự kiện người Mỹ hồi đó đă đem nửa triệu quân cùng với bộ máy chiến tranh khổng lồ vào tàn phá đất nước chúng ta. Đó là lư do tại sao cho đến nay tôi vẫn không thể quay lại phủ định sự chọn lựa lúc đó để đồng ư với những người kêu gọi tôi phải “phản tỉnh” coi Đảng cộng sản Việt Nam là thù địch với dân tộc. Với tôi, trong suốt thể kỷ 20 đă qua, cộng sản là một lực lượng chống thực dân và đế quốc cực kỳ quan trọng. Điều rạn nứt với tôi là tính chất văn hoá mà chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đă bộc lộ ngay trong quá tŕnh lănh đạo cuộc chiến tranh chống Mỹ mà tôi có trực tiếp tham gia: đó là tính chất độc tôn, hẹp ḥi của cái ư thức hệ mệnh danh là mácxít mà sau này tôi mới dần dần nhận ra thực chất của nó là stalinít và maoít.

*Trong những người trí thức trong Liên Minh Các Lực Lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà b́nh mà anh quen biết, có ai chia sẻ những cảm nghĩ ấy của anh?

Có một số ít thôi. Hầu hết những người cùng lứa tuổi với tôi th́ họ cố phấn đấu để vào Đảng, hoặc t́m sự tin tưởng của Đảng nhiều hơn. C̣n những vị lớn tuổi th́ phần đông chẳng có ư kiến ǵ mặc dù đă biết mọi thứ đều do Đảng sắp xếp, đối với những vị này Đảng cộng sản lúc bấy giờ vẫn tiêu biểu cho chính nghĩa chống xâm lược cần phải hợp tác để tạo ra sức mạnh sớm chấm dứt sự can thiệp bằng chiến tranh của Mỹ vào Việt Nam. Nói như Nguyễn Ngọc Lan khi c̣n là linh mục th́ họ là những người đă “chống Mỹ như người Việt cộng sản”, cách diễn đạt đầy ư nghĩa mà tôi hay nhắc lại. Điều đó tôi thấy rất tiêu biểu nơi thái độ của ông Nguyễn Văn Kiết là thầy dạy tôi hồi ở Đại học sư phạm Sài g̣n khi vào khu. Nếu có một sự phản ứng đáng kể đối với sự o ép quá đáng của Đảng vào lúc bấy giờ trong vấn đề lănh đạo th́ điều đó chỉ có thể xảy ra trong hàng ngũ cán bộ Đảng (thí dụ trường hợp ông Trần Bửu Kiếm) chứ không phải trong hàng ngũ các vị trong Liên Minh. Trong Liên Minh cũng có người bất măn nhưng đă thể hiện điều đó bằng cách đi chiêu hồi.

*Trong phần cuối của NCRĐ anh viết vào lúc bấy giờ, “tư tưởng vẫn là một vùng trời có nhiều sương khói”, và “trong chính trị không thể có một chọn lựa tuyệt đối nào để ta phải hy sinh suốt đời cho nó, các học thuyết này học thuyết nọ chỉ là những nỗ lực đi t́m, không học thuyết nào mang lại được lời giải đáp một lần cho xong ư nghĩa cuối cùng cho đời sống một con người”. Phải chăng điều đó đă bày tỏ sự “vỡ mộng” của anh và báo hiệu cho thái độ phê phán mạnh mẽ của anh sau 30-4-1975?

Không quá rơ rệt như vậy đâu, thưa chị! Nhiều lắm cũng chỉ là những cảm nhận thôi. Duy có một điều đă hiển nhiên với tôi vào lúc bấy giờ là sự từ chối coi cuộc “đánh Mỹ là niềm vui lớn” và không chấp nhận sự lănh đạo hẹp ḥi, giáo điều, biệt phái về mặt tư tưởng, văn hoá. Nói là “vỡ mộng”cũng không đúng hẳn. Gọi là khởi đầu cho một thái độ “nh́n lại” th́ có lẽ phù hợp hơn. Nhưng cũng phải có thời gian và có những điều kiện thực tế để việc “nh́n lại” ấy phát triển và lớn lên. Và điều đó có diễn ra th́ cũng không hề đồng nghĩa với một sự phủ định mang tính chất hư vô xuất phát từ những uất ức riêng tư, những hận thù hoặc một niềm tuyệt vọng nào đó, rất dễ t́m thấy nơi một số người tôi biết về sau này. Với tôi tư tưởng, bản thân nó là một sự t́m kiếm khó khăn, đ̣i hỏi thật nhiều sự nghiêm chỉnh và ư thức trách nhiệm, không chấp nhận mọi dễ dăi, hời hợt lẫn cực đoan, mù quáng. Những ǵ tôi phê phán sau ngày 30-4-1975, tuy mạnh mẽ và gay gắt, nhưng vẫn là sự phát triển nhất quán thái độ trước sau như một về mặt tinh thần: giữ cho được sự trung thực và trung thành với nhân cách của ḿnh trước bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào mà ḿnh phải đối mặt trong đời sống.

*Xin hỏi anh một câu cuối (câu này chỉ v́ ṭ ṃ thôi, anh không trả lời cũng được): trong NCRĐ anh có viết một ư cho rằng anh không đi t́m một ṿng hoa và cũng chẳng ai cho những người như anh một ṿng hoa, thưa anh, từ bao giờ anh nghĩ như vậy, và tại sao lại nghĩ như vậy?

Đó là một câu hỏi thật thú vị, và xin trả lời chị như thế này: tôi thuộc một lớp người những năm 60 của thế kỷ trước ở các thành thị miền Nam, một lớp người thường được gọi là “phản chứng”, không chịu nổi các định chế quan liêu hiện tồn, lúc nào cũng cựa quậy t́m kiếm lung tung nhưng lại không bao giờ muốn làm một thứ anh hùng tử đạo cho một thế lực chính trị nào cả; với những người mà như “ma đưa lối quỷ đưa đường”, đi đâu cũng “lộn xộn”, ở đâu cũng không thoả hiệp như vậy th́, thưa chị, ai có thể cho họ một ṿng hoa, mà phần họ th́ họ màng ǵ đến một ṿng hoa!

*Xin cám ơn anh Lữ Phương!

Nguồn: http://www.rfi.fr/actuvi/articles/104/article_767.asp

Lên mạng 21-8-2008
 

Trở lại Trang Lữ Phương